Nhật Bản muốn bắt kịp Mỹ và Châu Âu về sản xuất vaccine nội địa
Trong chiến lược trên, Nhật Bản kêu gọi thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển vaccine tiên tiến cũng như xây dựng kế hoạch phân phối tài chính một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ cân nhắc mua vaccine do các công ty tư nhân bào chế trong trường hợp xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới.
Ngoài ra, chiến lược trên cũng đề xuất mở rộng các mạng lưới nghiên cứu lâm sàng ở châu Á để thực hiện các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn một cách suôn sẻ ở khu vực này.
Phát biểu tại cuộc họp nội các, Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết mặc dù dịch COVID-19 kéo dài nhưng Nhật Bản chưa đưa vaccine nội địa nào vào sử dụng và vẫn phải phụ thuộc vào các nguồn cung từ Mỹ và châu Âu.
Do vậy, ông khẳng định “việc thiết lập một hệ thống phát triển và sản xuất vaccine trong nước và tiêm vaccine một cách nhanh chóng là cực kỳ quan trọng cả trong bảo vệ sức khỏe con người và quản lý khủng hoảng”.
Theo Thủ tướng Suga, Nhật Bản cần phải có một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu và phát triển vaccine, cải thiện quá trình thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt vaccine, đồng thời tăng cường năng lực sản xuất vaccine.
Do chưa bào chế được vaccine phòng COVID-19 ở trong nước nên cho đến nay, Nhật Bản vẫn phải sử dụng vaccine của nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản đã cấp phép lưu hành các vaccine phòng COVID-19 của các công ty Pfizer Inc., Moderna Inc. và AstraZeneca Plc. Nhật Bản bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 từ tháng 2 vừa qua, bắt đầu với nhóm các nhân viên y tế, trước khi mở rộng cho nhóm người cao tuổi từ tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, tới nay, mới chỉ có khoảng 7% trong tổng số 126 triệu dân Nhật Bản được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Trong nỗ lực nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine đang bị đánh giá là chậm trễ, ngày 1/6, Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ bắt đầu thực hiện tiêm phòng COVID-19 tại nơi làm việc và trường đại học từ ngày 21/6.Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết lịch triển khai tiêm chủng tại nơi làm việc và trường đại học có thể được đẩy lên sớm hơn nếu chính phủ nhận thấy có triển vọng hoàn tất việc tiêm cho nhóm người trên 65 tuổi sớm hơn dự kiến là cuối tháng 7. Việc tăng số địa điểm tiêm chủng sẽ giúp giảm tải cho các cộng đồng địa phương và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Trong giai đoạn này, Nhật Bản sẽ sử dụng thêm vaccine của hãng Moderna (Mỹ). Các công ty và các trường đại học sẽ quyết định các nhóm cần tiêm phòng, và thân nhân của các nhân viên cũng sẽ được tiêm nếu có nhu cầu, ưu tiên những người lớn tuổi hoặc những người có bệnh lý nền. Bên cạnh đó, các công ty và các trường học cũng tự chịu trách nhiệm huy động nhân viên y tế để tiến hành tiêm vaccine tại chỗ. Tình trạng thiếu nhân lực y tế có thể thực hiện tiêm chủng là một trong những nguyên nhân chính khiến chương trình tiêm phòng tại Nhật Bản chậm hơn so với các quốc gia phát triển khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản nới lỏng một số hạn chế tại thủ đô Tokyo và Osaka
15:38' - 01/06/2021
Ngày 1/6, Nhật Bản cho phép mở lại các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim và công viên giải trí ở thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka trong bối cảnh một số hoạt động kinh doanh được nới lỏng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer cho nhóm trẻ từ 12-15 tuổi
20:18' - 31/05/2021
Việc tiêm phòng miễn phí vaccine của Pfizer tại Nhật Bản đã được mở rộng tới độ tuổi trẻ em từ 12-15 tuổi, thay vì chỉ ở độ tuổi trên 16 như hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.