Nhật Bản muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Nhật Bản từ ngày 15 – 16/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có các buổi làm việc với Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko, Bộ trưởng Bộ Giao thông, Hạ tầng Đất đai và Du lịch (MLIT) Keiichi Ishii và thăm trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của Công ty tàu điện ngầm Tokyo Metro.
Tại các buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ và dành ODA cho Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trọng điểm quốc gia như các dự án: đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường bộ cao tốc Bắc – Nam, xây dựng đường cao tốc kết nối thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào)…
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội, quan tâm giúp phát triển nhân lực trong lĩnh vực xây dựng, giao thông và chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành hệ thống đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
Bộ trưởng các Bộ METI và MLIT bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển nhanh chóng và thực chất của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thời gian qua, khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực hai bên có tiềm năng như đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng…
Bộ trưởng Hiroshige Seko bày tỏ mong muốn phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục hợp tác trong việc xây dựng nhà máy nhiệt điện than hiệu suất cao và nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Bộ trưởng Keiichi Ishii khẳng định Nhật Bản sẽ hợp tác với Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và mong muốn Việt Nam sử dụng công nghệ của Nhật Bản trong các dự án đường sắt đô thị sắp được triển khai; cho biết các doanh nghiệp của Nhật Bản rất quan tâm và mong được tham gia vào các dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành và khu thương mại ngầm Bến Thành, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng trong thời gian công tác tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn đã đến thăm trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của Công ty tàu điện ngầm Tokyo Metro. Đây là công ty tàu điện ngầm lớn nhất Nhật Bản, hiện đang vận hành 9 tuyến tàu điện ngầm cùng hàng chục tuyến tàu kết hợp tại Tokyo và vùng lân cận.
Hiện nay, Công ty này đang hợp tác với thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh triển khai dự án đường sắt đô thị sử dụng công nghệ Nhật Bản. Đặc biệt, sắp tới trung tâm đào tạo của Tokyo Metro sẽ bắt đầu đào tạo cho đội ngũ lái tàu, nhân viên đường sắt đô thị của Việt Nam./.
- Từ khóa :
- việt nam
- nhật bản
- cơ sở hạ tầng
- xây dựng cơ sở hạ tầng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Bàu Bàng mở rộng
21:29' - 08/10/2016
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư dự án "Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng".
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong lĩnh vực đất đai, cơ sở hạ tầng
22:20' - 28/09/2016
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư đối với Dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyển mục đích sử dụng đất tại Hà Nội
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đề nghị Nhật Bản hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng
15:24' - 07/08/2016
Ngày 7/8, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Đất đai – Hạ tầng – Giao thông và Du lịch Nhật Bản do Bộ trưởng Keiichi Ishii dẫn đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.