Nhất thể hóa châu Âu trước những thách thức mới (Phần I)
Thách thức mới đến từ việc Iceland và Thụy Sỹ rút đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), cử tri Anh lựa chọn con đường rời bỏ “ngôi nhà chung”. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được những thành quả của EU trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển.
Lịch sử của EU bắt đầu từ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ý tưởng về hội nhập châu Âu với nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không còn xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950. Chính ngày này hiện nay vẫn được coi là ngày thành lập của EU và được kỷ niệm hàng năm là Ngày châu Âu.
Một số mốc chính trong quá trình liên kết
Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC).
Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
Tháng 12/1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia sử dụng đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của EU và sau này có thêm Hy Lạp.Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm 2007 tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc gia vốn còn bị giằng xé do xung đột chỉ cách đó hai thập kỷ trước.
Dựa trên nền tảng mối liên hệ mật thiết lâu đời, văn hóa tương đồng và một nền kinh tế không mấy cách biệt, việc hợp tác, được hỗ trợ thêm nhờ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đã giúp mở rộng thị trường, các nước trong khối tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kỵ, chia rẽ từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
Sau mấy thập niên phát triển với tốc độ nhanh, các nền kinh tế châu Âu thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ - cường quốc lớn nhất thế giới vươn lên sau thế chiến thứ hai và đã có ảnh hưởng lớn thông qua Kế hoạch Marshall nhằm phục hồi kinh tế châu lục hậu thế chiến.
Nhờ sự liên kết cùng nhau trong các cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực, EU trở thành một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU đã tạo dựng một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với các cường quốc kinh tế khác trên thế giới.
Xem tiếp phần II
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Miễn phí roaming trên toàn lãnh thổ châu Âu từ tháng 6/2017
13:31' - 29/09/2016
Ủy ban châu Âu (EC) dự tính sẽ hoàn toàn miễn phí roaming mạng điện thoại và máy tính trên toàn bộ lãnh thổ EU kể từ tháng 6/2017.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp châu Âu ủng hộ quan điểm của EU về Brexit
09:37' - 27/09/2016
Hơn 20 doanh nghiệp và hiệp hội kinh doanh ở châu Âu vừa lên tiếng ủng hộ quan điểm của Liên minh châu Âu (EU), trong tiến trình đàm phán sắp tới về việc Vương quốc Anh ra khỏi EU.
-
Kinh tế & Xã hội
Saint-Peterburg: Điểm đến hàng đầu châu Âu năm 2016
15:47' - 06/09/2016
Thành phố Saint-Peterburg của Nga đã được nhận giải điểm đến du lịch tốt nhất châu Âu theo bình chọn của tổ chức World Travel Awards (WTA).
-
Kinh tế Thế giới
Dân châu Âu có sự khác biệt lớn khi nhìn nhận về nền kinh tế
06:15' - 14/08/2016
Có sự khác biệt lớn giữa người dân các nước châu Âu về lòng tin vào tình hình kinh tế và điều này một lần nữa cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về kinh tế giữa các nước Bắc và Nam Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.