Nhiệt điện than thời gian tới vẫn giữ vai trò quan trọng
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đại diện các bộ ngành và chuyên gia cho rằng, nhiệt điện than thời gian tới vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, phù hợp với mức đầu tư và năng lực tài chính của cả doanh nghiệp và người dân. Nếu kiểm soát tốt công nghệ xây dựng, vấn đề ô nhiễm môi trường là không đáng lo ngại.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lê Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương.
Phóng viên: Ông có thể cho biết tổng quan về thực trạng các nguồn phát điện của Việt Nam hiện nay?Ông Lê Văn Lực: Phát triển điện lực của Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây đã và đang trải qua 2 Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Quy hoạch điện 6 vào giai đoạn 2006-2011, có xét đến 2025; Quy hoạch điện 7 giai đoạn năm 2011 – 2020, xét đến 2030. Và tháng 3/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg hiệu chỉnh Quy hoạch Điện 7, gọi tắt là Quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh.
Theo các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nói trên, về nguồn điện, chúng ta có thủy điện, nhiệt điện (than, khí), năng lượng tái tạo, điện hạt nhân và điện nhập khẩu từ các nước. Với mục tiêu chính là cung cấp đủ điện, ổn định, an toàn; giá điện hợp lý; đảm bảo môi trường.
Với nhu cầu điện thương phẩm năm 2017 là 174 tỷ kWh, năm 2030 là trên 500 tỷ kWh (gấp 3 lần năm 2017), có thể thấy rằng, việc đảm bảo đủ điện là sức ép lớn trong đầu tư nguồn và lưới điện điện.
Thứ hai là giá điện phải phù hợp với chi phí, năng lực tài chính của người dân, doanh nghiệp. Thứ ba là phải đảm bảo môi trường, trong quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh đã thể hiện rất rõchủ trương đó.
Trong các nguồn điện hiện có, Việt Nam có thuận lợi về thủy điện, với giá thành thấp nhất. Đến nay, các dự án thủy điện lớn và vừa trên các dòng sông đã được quy hoạch, về cơ bản đã được đầu tư và khai thác hết; chỉ còn một số dự án thủy điện nhỏ, có chi phí, giá thành cao... đang được từng bước đầu tư và khai thác.
Về nhiệt điện khí, vẫn chiếm tỷ lệ 16-17% trong cơ cấu nguồn.Hiện nay, nguồn khí trong nước, các mỏ đã khai thác dần cạn kiệt, từ 2019-2020 phải tìm nguồn khí bổ sung. Một số dự án điện khí, sử dụng khí khai thác các mỏ trong nước như Khí lô B, Cá Voi Xanh, kế hoạch đến 2021 – 2022 (Dự án Ô môn III, IV), 2023-2024 (dự án Dung Quất, Chu Lai) mới có thể đưa vào vận hành. Trong quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh, đã bổ sung nguồn khí hóa lỏng LNG nhập khẩu cung cấp cho các dự án điện phía Nam...
Các dự án điện khí thường có giá điện cao, theo tính toán sơ bộ, các dự án điện khí sử dụng từ 2 mỏ này, giá điện trung bình 2.300 – 2.500 đồng/kWh. Còn dự án sử dụng khí LNG nhập khẩu, giá điện hiện khoảng 10 cent/kWh, giá phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Đối với năng lượng tái tạo, chủ yếu điện gió và điện mặt trời. Điện mặt trời sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 11/2016/QĐ-TTg với giá 9,35 cent/kWh, chưa tính thiết bị lưu trữ điện, đang khá hấp dẫn các nhà đầu tư. Đầu tư điện gió chưa nhiều do giá điện gió khoảng 7,8 cent/kWh. Bộ Công Thương đã trình Chính phủ đề xuất giá điện gió hợp lý hơn để thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, năng lượng tái tạo thì cũng chỉ tập trung ở một số tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Lăk... và không đảm bảo ổn định cấp điện do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Giá điện năng lượng tái tạo như vậy cũng là khá cao, chưa tính đến đầu tư bộ lưu trữ điện. Việc xử lý những bộ lưu trữ, pin mặt trời sau dự án cũng ảnh hưởng đến môi trường, mà trong các nghiên cứu chưa đề cập một cách đầy đủ.
Điện hạt nhân thì Việt Nam đã dừng đầu tư. Về nhập khẩu điện, Việt Nam đã mua điện từ Trung Quốc và hiện đang đàm phán để mua điện từ phía Lào. Nhưng điều kiện mua, giá điện, cũng còn gặp nhiều vấn đề.
Với nhiệt điện than, Việt Nam hiện nay có tỉ trọng khoảng 43% trong cơ cấu nguồn điện.So với quy hoạch điện 7, trong quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh đã giảm khoảng 20.000 MW nhiệt điện than; đồng thời tăng công suất điện tái tạo, từ 6-7% lên khoảng 20%. Về chi phí đầu tư và giá điện than: ở mức chấp nhận được (cao hơn thủy điện nhưng thấp hơn điện khí và năng lượng tái tạo).
Nguồn nhiệt điện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn điện và đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và các năm sau. Tỉ lệ nhiệt điện than của Việt Nam cũng tương đồng nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu năm 2017, tỉ lệ nhiệt điện than thế giới trung bình khoảng 41%. Nhiều nước có tỉ lệ nhiệt điện than cao hơn như: Mỹ 43%, Trung Quốc 79%, Nam Phi 93%.
Tôi cho rằng trong quy hoạch điện 8 tới đây, phát triển điện sử dụng năng lượng tái tạo là cần thiết, phù hợp với xu hướng thế giới. Nhưng cần tính toán kỹ lưỡng tỉ trọng, cơ cấu các loại nguồn điện hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn cung cấp điện, đủ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giá điện phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và thu nhập người dân, đồng thời đảm bảo môi trường bền vững.
Phóng viên: Liên quan đến các nhà máy nhiệt điện, nhiều ý kiến lo ngại phải đóng cửa vì lượng tro xỉ tồn lên tới hơn 16 triệu tấn. Bộ Công Thương có giải thích như thế nào về tiêu thụ tro xỉ, thưa ông? Ông Lê Văn Lực: Về tiêu thụ tro xỉ, hiện tại Việt Nam có gần 30 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, chủ yếu ở phía Bắc. Trong Nam mới có Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, tổ máy 1 của Vĩnh Tân 1; Duyên Hải 1 và 3.Tro xỉ các nhà máy nhiệt điện than phía Bắc (sử dụng than nội địa) về cơ bản đã được xử lý và tiêu thụ (làm phụ gia bê tông, clinke, vật liệu không nung…). Còn một vài nhà máy có vướng mắc là Nhiệt điện Mông Dương, Nhiệt điện Cẩm Phả 1,2 đang được chủ đầu tư tìm giải pháp xử lý và tiêu thụ.
Trong miền Nam, nhiệt điện Vĩnh Tân và Duyên Hải cũng dùng than nội địa từ miền Bắc chuyển vào. Nhưng sản phẩm tro xỉ còn mới nên chưa được đầu tư sử dụng nhiều, thị trường chưa quen sử dụng nên còn khó khăn trong xử lý, tiêu thụ.Đối với tro xỉ, Chính phủ thời gian qua đã rất quan tâm đưa ra những chính sách, quy định về xử lý tiêu thụ, giải phóng khỏi bãi xỉ. Bộ khẳng định lại rằng, theo kết quả thí nghiệm thành phần than, tro xỉ không chứa chất độc hại, tro xỉ là vật liệu xây dựng rất tốt. Một số ý kiến cho rằng tro xỉ là chất thải nguy hại là không có cơ sở.
Phóng viên: Trước làn sóng về đầu tư năng lượng tái tạo hiện nay, nhiều ý kiến trái chiều đang “tẩy chay” nhiệt điện than. Bộ Công Thương nói gì về vai trò của nhiệt điện than trong thời gian tới?Ông Lê Văn Lực: Đảm bảo môi trường là điều Chính phủ và các bộ ngành quan tâm trước hết. Nhiệt điện than có gây ô nhiễm không? Nếu không xử lý, không có giải pháp thì có ô nhiễm.
Khi lập FS các dự án đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giải pháp xử lý tro xỉ, khí thải, chất lỏng..., phải tuân thủ quy chuẩn về môi trường mới được phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành, chủ đầu tư luôn phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.
Chúng ta có giải pháp, làm chủ công nghệ, xử lý thì sẽ không còn gây tác hại đến môi trường, con người, sinh vật. Nếu cho rằng, cứ phát thải là nguy hiểm, sẽ hơi “cực đoan” đối với nhiệt điện.
Phóng viên: Vậy theo ông, cần điều kiện gì để đảm bảo an toàn môi trường khi xây dựng và vận hành các nhà máy nhiệt điện than?Ông Lê Văn Lực: Với nhiệt điện than, ngay tại Việt Nam, nhiều nhà máy trong thành phố vẫn đang vận hành bình thường, vấn đề đảm bảo môi trường, xử lý phát thải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường như các nhà máy nhiệt điện tại thành phố Uông Bí, Ninh Bình, Cao Ngạn – Thái Nguyên. Thậm chí, nếu nhà máy được trồng cây, đầu tư xây dựng cảnh quan sẽ không khác gì những công viên, hay các khu resort.
Để đảm bảo môi trường, các nhà máy đều vận chuyển than dùng băng tải từ các cảng vào nhà máy, không phát tán bụi than, khói thải được xử lý lọc bụi hiệu suất cao lên đến 99,8%; khí thải như SO2, NOx cũng được xử lý, trung hòa bằng dung dịch đá vôi hoặc nước biển, dung dịch NH3, sử dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến. Phát thải bụi này đều dưới mức an toàn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam, không ảnh hưởng môi trường.
Còn nước thải thì được thu vào các bể lọc, xử lý môi trường thông thường. Nước làm mát, tuần hoàn, theo tính toán, trong trường hợp nào, nhiệt độ thải ra không vượt quá 40 độ C, vì thế không thể gây ra nguy hiểm với môi trường.
Thời gian tới, việc duyệt dự án đầu tư phải hết sức chọn lọc, từ công nghệ nhà máy chính đến các giải pháp công nghệ, thiết bị xử lý môi trường đối với tro xỉ, khói thải và nước thải đều phải được kiểm soát, giám sát (online) chặt chẽ.
Nếu chúng ta làm chủ và lựa chọn được công nghệ phù hợp thì vấn đề môi trường là không đáng lo ngại. Đặc biệt là hiện nay, các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, đảm bảo môi trường đã được ban hành đầy đủ, công nghệ hiện đại và ý thức của nhà đầu tư cũng tốt hơn rất nhiều.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Xem thêm:
>>Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường
>>Đánh giá tác động môi trường khi xây dựng nhà máy nhiệt điện than
Tin liên quan
-
DN cần biết
Sớm ban hành tiêu chuẩn xử lý tro, xỉ nhà máy nhiệt điện
13:00' - 23/08/2018
Để giải quyết tình trạng tro, xỉ tại bãi thải của các Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận kiến nghị Trung ương sớm ban hành tiêu chuẩn xử lý tro, xỉ nhằm hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.
-
DN cần biết
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm phát triển điện gió tại Việt Nam
10:58' - 23/08/2018
Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa chấp thuận chủ trương cho 3 nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư gần 3.370 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Long An kiến nghị xây dựng trung tâm điện lực sử dụng khí hóa lỏng
19:24' - 21/08/2018
UBND tỉnh Long An vừa kiến nghị Bộ Công Thương giữ nguyên quy hoạch Trung tâm Điện lực Long An và sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để hoàn thành mục tiêu điện khí hoá nông thôn?
15:48' - 21/08/2018
Nhiều chuyên gia cho rằng năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng giúp hoàn thành mục tiêu điện khí hoá nông thôn, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế.
-
Đời sống
Dự án biến rác thải thành năng lượng đầu tiên của châu Phi vào hoạt động
08:18' - 20/08/2018
Ngày 19/8, Reppie - cơ sở xử lý, biến rác thải thành năng nượng đầu tiên của châu Phi đã đi vào hoạt động tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.