Nhiều bất cập trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án
Qua đó có thể thấy phần lớn các vụ tranh chấp là do quá trình xem xét và cấp tín dụng của cán bộ tín dụng và ngân hàng chưa tốt, thẩm định và giám sát các khoản tiền vay còn lỏng lẻo dẫn đến việc bên vay không trả được tiền cho ngân hàng.
Đây là một trong những ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo với chủ đề: “Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, tín dụng, ngân hàng tại Tòa án và các vấn đề pháp lý các tổ chức tín dụng cần lưu ý liên quan đến Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp” do Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) phối hợp với Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức ngày 22/6 tại Hà Nội
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VNBA cho rằng, việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là kể từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, trong đó Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP nhằm hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu… đã tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả nhằm giải quyết nhanh, dứt điểm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, thực tế các tổ chức tín dụng hội viên phản ánh quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, tín dụng, ngân hàng tại tòa án hiện nay; trong đó có Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội và các tòa án nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội còn phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập. “Hiệp hội Ngân hàng cũng đã nhận được nhiều đơn phản ánh từ các tổ chức tín dụng hội viên đề nghị can thiệp bảo vệ quyền lợi từ các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại, tín dụng, ngân hàng”, ông Nguyễn Quốc Hùng nói. Theo nghiên cứu và rà soát từ Hiệp hội Ngân hàng cho thấy, ngoài nguyên nhân do những hạn chế, bấp cập trong các quy định của pháp luật, sự sai sót của một số cán bộ ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay, thì cũng phát sinh nhiều vướng mắc do quan điểm giải quyết tranh chấp của các cơ quan tố tụng từ khâu thụ lý đến quá trình giải quyết tại tòa án các cấp còn rất khác nhau và chưa có sự thống nhất. Cụ thể như, xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác định địa chỉ của người bị kiện; việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản bảo đảm; việc áp dụng quy định về lãi suất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án, về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm theo thủ tục rút gọn, về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, đặc biệt liên quan đến bảo vệ người thứ ba ngay tình - đây là vướng mắc mà các tổ chức tín dụng đề nghị Hiệp hội Ngân hàng hỗ trợ có ý kiến bảo vệ quyền lợi hợp pháp nhiều nhất. Ông Nguyễn Ngọc Thành, Chánh tòa Kinh tế, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đưa ra có một số vấn đề khó khăn qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, qua quá trình giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân rất nhiều vụ tranh chấp bên vay tài sản đã vi phạm nghĩa vụ ngay từ khi ký kết hợp đồng, qua đó có thể thấy phần lớn các vụ tranh chấp là do quá trình xem xét và cấp tín dụng của cán bộ tín dụng và ngân hàng chưa tốt, thẩm định và giám sát các khoản tiền vay còn lỏng lẻo dẫn đến việc bên vay không trả được tiền cho ngân hàng. Ông Nguyễn Ngọc Thành nhấn mạnh, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng quyết định đến việc giảm nợ xấu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, còn nhiều các tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến khoản nợ gốc và lãi. Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, trên thực tế giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng, các bên trong quan hệ tín dụng ít khi tranh chấp về khoản nợ gốc vì việc giải ngân của ngân hàng thường chặt chẽ và có ký nhận hoặc chuyển khoản một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các ngân hàng khi thu nợ gốc và lãi phải rõ ràng trong các giấy tờ về nghiệp vụ ngân hàng, tránh việc sau này khi xảy ra tranh chấp, bên vay tiền thường cho rằng ngân hàng thu tiền không đúng, đáng lẽ phải thu vào nợ gốc lại thu vào lãi trước là không đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết. Đại diện Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng lưu ý, về việc lãi suất được áp dụng trong hợp đồng tín dụng hai bên có thể thỏa thuận là lãi suất cố định hoặc lãi suất thay đổi (lãi suất thả nổi). Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất cố định, thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay, bất kể lãi suất thị trường có tăng lên hay giảm xuống thì không điều chỉnh lãi suất. Nếu các bên thoả thuận trong hợp đồng tín dụng là áp dụng lãi suất thay đổi thì sẽ điều chỉnh lãi suất lên, xuống dựa vào lãi suất thị trường thì các ngân hàng phải xuất trình các quyết định tăng giảm lãi làm căn cứ cho tòa án xem xét về lãi suất tính đúng hay sai. Ông Nguyễn Ngọc Thành cũng dẫn chứng, hiện nay có một số ngân hàng cho rằng khi bên vay đã bị chuyển sang nợ quá hạn, thì ngân hàng có quyền không điều chỉnh lãi, quan điểm này của ngân hàng không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng dẫn đến một số bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên chỉ chấp nhận nợ gốc, còn lãi sẽ tách ra trong một vụ án khác khi ngân hàng có đầy đủ các tài liệu điều chỉnh lãi suất cho tòa án làm cơ sở cho việc tính lãi. Đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng cho biết thêm có một số khách hàng chây ỳ, cố tình né tránh không thực hiện nghĩa vụ tài chính khiến ngân hàng buộc phải khởi kiện ra tòa.Theo đại diện Vietcombank một trong những khó khăn hiện nay của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là xác định trụ sở bị đơn, nơi làm việc thì khách hàng là chủ doanh nghiệp rất quan trọng, trước đây một trong những lý do tòa trả hồ sơ là không xác định được địa chỉ bị đơn.
Do đó, Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị các Tòa án áp dụng thống nhất các quy định pháp luật có liên quan đến việc cung cấp “địa chỉ cư trú của bị đơn” nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng trong các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, đối với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất bị sai lệch diện tích, kích thước thửa đất thực tế so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Tòa án nhân dân tối cao có văn bản hướng dẫn cụ thể đường lối xét xử đối với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất bị sai lệch diện tích, kích thước thửa đất thực tế so với Giấy chứng nhận để bảo đảm việc thi hành bản án trên thực tế cho các tổ chức tín dụng./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng UOB dự báo lạm phát Việt Nam có thể lên 5% trong năm 2023
15:10' - 22/06/2022
Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo tăng trưởng kinh tế và dự báo quý kế tiếp cho các thị trường; trong đó có Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng HSBC Việt Nam khẳng định không liên quan vụ một Tổng Giám đốc bị bắt
08:02' - 22/06/2022
Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam đã lên tiếng khẳng định ngân hàng không có mối liên hệ nào với Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính HSBC Việt Nam.
-
Ngân hàng
Kỳ vọng ngân hàng sớm đẩy nhanh gói hỗ trợ 2% lãi suất
14:43' - 21/06/2022
Gói hỗ trợ 2% lãi suất cho vay với tổng số tiền 40.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2023 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã giảm chi phí vốn, khôi phục sản xuất nhanh hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường
21:03' - 20/06/2022
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tổng cục Thuế tăng cường chống gian lận hóa đơn
20:27'
Ngày 24/1 Tổng cục Thuế có công văn chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường chống gian lận hóa đơn, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý hóa đơn.
-
Tài chính
Thị trường tiền điện tử chững lại sau cách tiếp cận thận trọng của Tổng thống Mỹ D.Trump
18:12'
Thị trường tiền điện tử tiếp nhận khá thận trọng các động thái chính sách đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi đồng Bitcoin và các đồng tiền lớn khác ghi nhận mức dao động nhẹ trong tuần qua.
-
Tài chính
Hải quan cam kết tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng
15:53'
Tổ chức Hải quan Thế giới vừa ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề của năm 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng".
-
Tài chính
JPMorgan Chase xoa dịu lo ngại về chính sách thuế của ông Trump
08:43'
Giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan Chase, cho rằng nhiều người đang lo ngại quá mức và chưa đủ niềm tin vào kế hoạch của ông Trump.
-
Tài chính
Hải quan Bình Dương đặt mục tiêu thu ngân sách 18.200 tỷ đồng
15:18' - 23/01/2025
Năm 2025, Cơ quan Hải quan Bình Dương đặt mục tiêu thu ngân sách 18.200 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, lực lượng hải quan sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý hiện đại và chuyển đổi số.
-
Tài chính
Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân đón Tết và giáp hạt 2025
10:41' - 23/01/2025
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa ban hành các quyết định, yêu cầu Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo để hỗ trợ người dân ở 8 địa phương đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt năm 2025.
-
Tài chính
Kho bạc Nhà nước triển khai nhiệm vụ năm 2025
10:40' - 23/01/2025
Kho bạc Nhà nước yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
-
Tài chính
Trước 15/3, tất cả các cửa hàng xăng dầu áp dụng hóa đơn điện tử
10:40' - 23/01/2025
Tổng cục Thuế yêu cầu trước 15/03/2025, đạt 100% các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế áp dụng giải pháp kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
-
Tài chính
Anh đối mặt nguy cơ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công
09:10' - 23/01/2025
Theo ONS, thâm hụt chi tiêu công trong tháng cuối của năm 2024 tăng mạnh là do chi tiêu cho dịch vụ công, phúc lợi, lãi suất nợ công và chuyển nhượng vốn đều tăng.