Nhiều cây sưa đỏ ở Hà Nội bị chết: Xem xét trách nhiệm thế nào?
Mới đây, tại Hà Nội tiếp tục có 7 cây sưa đỏ bị chết do đánh chuyển để nhường đất cho công trình giao thông. Điều đó đang dấy lên lo ngại về sự suy giảm số lượng cây sưa có đường kính từ 14-60cm tại Thủ đô.
Vừa qua, để thi công nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt, đường Nguyễn Văn Huyên (Nghĩa Đô - Cầu Giấy), Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị với Sở Xây dựng thành phố về việc đánh chuyển, dịch chuyển một số cây xanh trong vùng ảnh hưởng. Sau khi xem xét, ngày 11/3/2020 Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp giấy phép số 15/GP-SXD về việc cho phép chặt hạ, dịch chuyển 125 cây xanh thuộc khu vực trên. Theo đó, dịch chuyển là 110 cây; trong đó, đáng chú ý có 34 cây sưa (đường kính thân từ 14-30cm, chiều cao vút ngọn là từ 5 – 7m); chặt hạ 15 cây (cong, sâu mục, không đúng chủng loại cây đô thị). Theo Sở Xây dựng Hà Nội, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình chặt hạ, dịch chuyển cây xanh. Cùng với đó, thực hiện lựa chọn các đơn vị có đủ năng lực theo quy định hiện hành để chặt hạ, dịch chuyển chăm sóc cây đảm bảo sinh trưởng ổn định… Đáng chú ý, đối với 34 cây sưa (tạm xác định là sưa đỏ thuộc danh mục gỗ quý hiếm, theo Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ), trong quá trình dịch chuyển phải thực hiện cắt tỉa cành nhánh, thu hồi cành gỗ theo quy định. Cây trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân chắc chắn, ngay thẳng. Sau khi dịch chuyển cây sẽ phải được trồng ngay và chăm sóc. Sau một năm trồng, cây mới được bàn giao lại cho nhà nước quản lý. Trao đổi với Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội được biết, đến thời điểm ngày 5/3, đơn vị chưa nhận bàn giao số cây sưa trên từ Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố để chăm sóc theo quy định. Ghi nhận tại đường hè Nguyễn Văn Huyên mới, hàng cây sưa được trồng ngay ngắn, có gông, rào sắt bảo vệ. Tuy nhiên, một số cây có hiện tượng cành khô, không có lá. Trên cành và phần thân, gốc có cây bị bong tróc vỏ, trơ lõi gỗ, dáng vẻ bề ngoài cho thấy nhiều cây không còn khả năng sinh trưởng. Để thực hiện việc dịch chuyển và trồng lại số cây sưa trên sang bên hè đường Nguyễn Văn Huyên mới, phía Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây giao thông Hà Nội đã thuê Công ty TNHH Tư vấn, thương mại Thành Công Xanh triển khai. Qua nhiều đợt kiểm tra đánh giá vào những thời điểm khác nhau trong năm 2020 và 2021, Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây giao thông Hà Nội nhận thấy ngoài những cây sưa sinh trưởng bình thường thì có 7 cây sưa đã chết. Trước thực tế này, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã có văn bản báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về hiện trạng số cây chết, đề xuất được trồng thay thế và thanh lý cây sưa chết theo quy định của nhà nước. Việc đánh chuyển, thậm chí chặt hạ cây xanh khi xây dựng công trình công ích là việc tất yếu. Còn khi được yêu cầu giữ lại số cây xanh để trồng sang vị trí khác thì cây có thể bị chết trong quá trình đánh chuyển là bình thường. Nhưng ở đây là cây sưa đỏ, loại có giá trị kinh tế đặc biệt cao, thì thiết nghĩ cần có phải có một quy trình đánh chuyển, trồng lại đặc biệt hơn. Ở đây, theo giấy phép số 15/GP-SXD do Sở Xây dựng thành phố Hà Nội ban hành có ghi rõ: "Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình triển khai thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh". Nhìn nhận dưới góc độ lâm nghiệp, Tiến sỹ Đặng Văn Hải, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cho biết, việc cây chết khi trồng lại là khó tránh khỏi. Song, hiện nay khoa học hiện đại cho phép ứng dụng nhiều biện pháp để cây có thể bén rễ, xanh cành sau ít ngày đánh chuyển. Có điều, cần phải rà soát xem đơn vị thực hiện dịch chuyển có làm đúng quy trình không (cắt cành, kích thích rễ, đánh bầu, phân mùn, bọc thân…); trong quá trình trồng có được chăm sóc theo quy định như gông, chống như thế nào. Đặc biệt, theo Tiến sỹ Đặng Văn Hải phải kiểm tra xem có sự tác động ác ý của con người làm cho cây bị chết không. "Vì giá sưa rất cao, theo giá "chợ đen", một cân lõi gỗ sưa đỏ ở mức hàng chục triệu đồng nên không loại trừ có những kẻ động cơ xấu muốn cây chết để đem bán đấu giá, họ thu mua hưởng lợi". Vị chuyên gia còn nhìn nhận về khía cạnh việc lựa chọn đơn vị tham gia đánh chuyển, trồng lại. Đó là, năng lực triển khai công việc, kinh nghiệm tương tự chưa, tham vấn các nhà chuyên môn thế nào? Những vấn đề này cũng cần được làm rõ, khi nhiều cây sưa bị chết. Dưới góc độ pháp lý, Thạc sỹ, luật sư Nguyễn Văn Hà (Văn phòng Luật sư Hà An và cộng sự tại Long Biên) phân tích, cây xanh đường phố là tài sản của nhà nước, hiển nhiên nó phải được bảo vệ. Do vậy, cần thiết có Công an vào cuộc tìm hiểu xem là cây chết do đâu. Trong trường hợp tìm ra nguyên nhân từ ý thức chủ quan sẽ bị xử lý đến mức hình sự. Ngoài ra, đơn vị cá nhân làm chết cây còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nhà nước, có làm như vậy mới tránh được sự việc tương tự đối với cây xanh./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội dự kiến có trên 7.200 người được tiêm vaccine phòng COVID-19
20:04' - 08/03/2021
Sở Y tế Hà Nội dự kiến sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 7.235 trường hợp là những người có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ ngày 8/3, Hà Nội bỏ giãn cách trên các phương tiện công cộng
15:24' - 08/03/2021
Hà Nội vừa quyết định bỏ quy định giãn cách với hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố (các tuyến vận tải hành khách cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt) từ 0 giờ ngày 8/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:00'
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Kinh tế & Xã hội
Hân hoan đón Đoàn tàu Thống Nhất trong ngày Đại lễ 30/4
15:38'
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trưa 30/4, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Lễ đón, tiễn gần 900 hành khách trên Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau ở Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
15:38'
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành du lịch Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thu hút du khách trong 5 ngày lễ.
-
Kinh tế & Xã hội
Xúc động, tự hào hòa chung không khí mừng ngày đại thắng
14:49'
Sáng 30/4, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, không khí hân hoan lan tỏa khắp phố phường, hàng triệu người dân Thủ đô hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều bạn trẻ thu gom rác sau lễ diễu binh, diễu hành
12:38'
Ngay sau khi chương trình diễu binh, diễu hành kết thúc nhiều người dân, bạn trẻ đã thu gom rác, dọn vệ sinh đường phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Rạng rỡ Việt Nam trong ngày vui Đại thắng
12:37'
Những nụ cười, những giọt nước mắt hạnh phúc, những chiếc ôm nồng thắm đã thể hiện hết được sự xúc động, niềm vui, niềm tự hào của mỗi người con đất Việt trong sự kiện lịch sử này.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh đón chuyến tàu biển theo phương thức charter đầu tiên
11:57'
Trong hải trình, tàu Pacific World xuất phát từ cảng Yokohama (Nhật Bản) đến một số cảng, điểm du lịch; trong đó có thành phố Hạ Long.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh giao thông Hà Nội trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5
11:49'
Sáng 30/4, ngày đầu tiên của đợt nghỉ lễ 30/4, lưu lượng phương tiện di chuyển từ Hà Nội tăng cao. Tại một số tuyến đường đã xuất hiện tình trạng ùn, ứ cục bộ, các phương tiện di chuyển khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Cận cảnh các lực lượng tại Lễ diễu binh, diễu hành
11:23'
Lễ diễu binh, diễu hành tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.