Nhiều đáp án cho bài toàn ách tắc giao thông ở Hà Nội
Tiếp tục hoàn thiện hoạt động buýt nhanh BRT, tăng cường kết nối vận tải hành khách công cộng; điều chỉnh giờ học, giờ làm; đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân; xây dựng một thành phố mới cạnh thành phố cũ… là những giải pháp để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông cho Thủ đô đã được các đại biểu Hội đồng nhân dân thành thành phố Hà Nội đề xuất tại buổi tham quan và trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Thủ đô Hà Nội sáng 10/9.
Giải quyết vấn đề giao thông và ô nhiễm môi trường liên quan đến giao thông là vấn đề trọng tâm của thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua.
Với những nỗi lực của thành phố, ngành Giao thông Vận tải, hoạt động của xe buýt Thủ đô đã đạt được kết quả ghi nhận, không chỉ giải quyết vấn đề đi lại mà còn thay đổi nhận thức của người dân về loại hình vận tải công cộng này, trong đó buýt nhanh BRT là bước đột phá với ưu điểm vượt trột là tiện nghi, đúng giờ và thông tin đầy đủ cho hành khách.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, hiện nay, 30 quận, huyện của thành phố Hà Nội đã có xe buýt được trợ giá, mạng lưới buýt đang phát triển mạnh, dịch vụ được cải thiện, đặc biệt xe buýt nhanh đã đáp ứng được yêu cầu hiện đại, tiện nghi, sạch đẹp và đúng giờ.Tuy nhiên, hiện nay lượng hành khách đi xe buýt có xu hướng sụt giảm. Để thu hút hành khách đi xe buýt, Sở Giao thông Vận tải và Tổng công ty Vận tải Hà Nội đang tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện hạ tầng xe buýt thuận tiện, phương tiện tiện nghi hơn, tăng cường điều hành bằng công nghệ cũng như nâng cao ý thức cho đội ngũ nhân viên lái xe, bán vé.
Riêng xe buýt nhanh tiếp tục cải thiện hạ tầng để hành khách tiếp cận tốt hơn với các điểm dừng, nhà chờ… thu hút thêm hành khách đi xe buýt.
Cảm nhận được những ưu điểm vượt trội về chất lượng phục vụ của buýt nhanh BRT, nhưng ông Phạm Đình Đoàn, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị, hiện nay hiệu quả sử dụng làn đường dành riêng của buýt nhanh chưa cao nên cần nghiên cứu để cho buýt thường và phương tiện khác chạy vào để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng trên làn dành riêng.
Tăng tần suất buýt nhanh vào các khung giờ cao điểm và giảm tần suất ở giờ thường.
Bên cạnh đó, thành phố cần tính đến các giải pháp trung và dài hạn để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông cho Thủ đô như giải bài toán kết hợp xe buýt và đi bộ; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tính cấp thiết của việc khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Giải pháp dài hạn, thành phố cần xây dựng thành phố mới cạnh thành phố cũ, cùng với hệ thống giao thông công cộng kết nối thuận tiện.
Đồng quan điểm với đại biểu Phạm Đình Đoàn, ý kiến của các đại biểu khác cũng cho rằng, cần phải có những giải pháp trước mắt, trung và dài hạn cho giao thông Thủ đô như: đa dạng các biện pháp truyền thông đến người dân; tăng cường kết nối hệ thống xe buýt với các khu vực đông dân cư, khu đô thị mới; giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bằng việc thay động cơ chạy bằng xăng sang động cơ chạy bằng điện; tiếp tục thay đổi giờ học, giờ làm để giảm lưu lượng phương tiện giao thông vào giờ cao điểm; cải thiện hạ tầng xe buýt nhanh, điểm dừng đỗ thuận tiện, an toàn cho hành khách đi xe buýt, có thể bố trí nhà chờ ở sát lề đường như đối với xe buýt thường.Theo báo cáo của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, sau gần 9 tháng đưa vào hoạt động, nhờ chất lượng phương tiện và điều kiện hạ tầng ưu tiên, buýt nhanh BRT đã đạt thành công bước đầu, tỷ lệ chạy đúng giờ của buýt nhanh BRT đạt gần 99%, thu hút được nhiều đối tượng hành khách đi xe buýt như: cán bộ công chức, người cao tuổi, trẻ em.
Lượng hành khách trung bình đạt 14.000 khách/ngày, cao điểm 18.000 khách/ngày.
Từ tháng 8 đến nay, khi học sinh, sinh viên nhập học, lượng hành khách thường xuyên đạt từ 110 – 120 khách/lượt xe. Bến Kim Mã là điểm đông khách nhất với lượng hành khách đạt trên 2.000 lượt khách/ngày.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của xe buýt nhanh, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đề nghị thành phố khôi phục lại làn đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi, nơi có lưu lượng người tham gia giao thông đông nhất.
Nhìn nhận nguyên nhân khiến lượng hành khách đi xe buýt sụt giảm những năm gần đây là do tình trạng ùn tắc giao thông, lộ trình tuyến buýt quá dài, thời gian chuyến đi kéo dài, mạng lưới kết nối chưa thuận tiện với khu vực ngoại thành, đô thị mới, tiếp cận điểm dừng chưa tốt, chưa thuận tiện cho hành khách; giao thông đi bộ chưa thuận tiện, an toàn; lái xe và nhân viên phục vụ chưa được quản lý đào tạo tốt, chưa thân thiện; còn hiện tượng trộm cắp, móc túi, Sở Giao thông Vận tải đã đưa ra các giải pháp về cải thiện mạng lưới, tăng cường quản lý vận hành, cải thiện hạ tầng, chất lượng phương tiện, tăng cường công tác đào tạo cho lái xe để thực hiện trong thời gian tới.Qua đó, góp phần phát triển giao thông công cộng, thu hút người dân đi xe buýt, tiến tới hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giải quyết ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Sẽ xét tuyển đặc cách bác sỹ nội trú và thủ khoa xuất sắc vào viên chức
17:23' - 07/09/2017
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định xét tuyển đặc cách 10 chỉ tiêu là bác sỹ nội trú và thủ khoa xuất sắc vào viên chức thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội ngăn chặn xe quá tải đi trên đê hữu sông Hồng
15:51' - 06/09/2017
Thời gian qua, tình trạng xe quá trọng tải lưu thông trên tuyến đê hữu sông Hồng thuộc địa bản huyện Thường Tín, Phú Xuyên vẫn tiếp diễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm
11:21' - 05/09/2017
Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4.600 tỷ đồng, trải rộng trên diện tích hơn 100 ha tại xã Vĩnh Ngọc, Dự án Công viên Văn hóa, Du lịch, Vui chơi giải trí Kim Quy được động thổ vào ngày 2/9/2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội quy định dự án xây mới phải có hầm đỗ xe
10:25' - 05/09/2017
Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự gia tăng quy mô dân số khiến nhà cao tầng và phương tiện giao thông phát triển nhanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?