Nhiều điểm sáng trong phục hồi, tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo, GDP quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021 (tốc độ tăng cao nhất trong 11 năm qua).
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, đây là mức tăng trưởng hết sức tích cực trong bối cảnh thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.Ông Trần Quốc Phương cũng chia sẻ rằng, trước khi tổng hợp, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Bộ cũng "hồi hộp, lo lắng" trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch. Nhưng những kết quả trên cho thấy rất vui mừng, tích cực, phản ánh đúng tình hình phục hồi mạnh mẽ.
Về nguyên nhân, Thứ trưởng Phương cho rằng, quan điểm, phương hướng, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 đã được Đảng, Nhà nước xác định từ cuối năm 2021. Theo đó, mục tiêu năm 2022 là phục hồi, tạo đà, làm nền tảng để từ 2023 trở đi, kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là kết quả tổng hòa từ tất cả giải pháp, cụ thể hóa mục tiêu trình Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một loạt nghị quyết, quyết định, văn bản điều hành... Những kết quả đó cũng minh chứng cho quan điểm phòng, chống dịch linh hoạt, phù hợp được Chính phủ triển khai. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nền kinh tế còn đối mặt với một số khó khăn. Trước hết là về giá cả, trong đó có giá dầu, chi phí đầu vào, nguyên vật liệu, logistics,... khiến hàng hóa tăng giá, ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh.Thêm nữa là vấn đề thiếu hụt tức thời về lực lượng lao động, nhất tại các trung tâm kinh tế động lực, do sau dịch, người lao động chưa trở lại làm việc hoặc chuyển đổi công việc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các giải pháp, gia tăng kết nối cung cầu lao động, để giải quyết vấn đề về nguồn lao động.
Còn lạm phát chưa phải vấn đề quá nóng (như các nước châu Âu), nhưng nguy cơ và sức ép là hiện hữu, cần giải pháp cấp bách.
Về mục tiêu cả năm 2022, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, tăng trưởng 6,6% vào cuối năm là con số khả thi rất lớn, kỳ vọng vượt mục tiêu. Cũng tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã thông tin về những nội dung chính được Chính phủ xem xét, thảo luận và quyết định tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra cùng ngày.Trong đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ họp rất kỹ các giải pháp, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nghị quyết về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,...
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát, triển khai nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo, các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; tập trung quyết liệt hơn nữa thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp.
Chính phủ điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; trong đó tập trung sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.Bên cạnh đó là bảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, bảo đảm thị trường phát triển nhanh, bền vững; quản lý chặt chẽ giá cả hàng hóa; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Chính phủ cũng chú trọng thu hút và khơi thông nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.../.>>>Hai kịch bản tăng trưởng tạo động lực cho năm 2023
Tin liên quan
-
Thị trường
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm sàn thuế bảo vệ môi trường xăng dầu để hạ nhiệt giá nhiên liệu
19:51' - 04/07/2022
Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 17 lần; giá xăng tăng 13 lần và giảm 4 lần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay
19:07' - 04/07/2022
Thủ tướng Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.