Nhiều dự án FDI của Hàn Quốc hoạt động hiệu quả tại Thanh Hóa
Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã viện trợ cho Thanh Hóa 5 dự án ODA, với tổng nguồn vốn hơn 135 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, phát triển đô thị… Trong số đó, nhiều dự án, công trình đã đưa vào sử dụng hiệu quả.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có công suất thiết kế 1.200 MW, với tổng vốn đầu tư gần 2.8 tỷ USD, do Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc đóng góp 50% nguồn vốn với các đối tác Nhật Bản làm chủ đầu tư, là một trong những dự án FDI có số vốn đầu tư cao nhất tại Thanh Hóa.
Hiện Tổ máy số 1 đã đi vào hoạt động, cung cấp khoảng 3,9 tỷ kWh điện mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng điện cho công nghiệp và sinh hoạt, giải quyết việc làm cho lao động, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Hiện nhà máy đang tiến hành những bước hoàn thiện cuối cùng để vận hành thương mại tổ máy số 2 vào tháng 7/2022. Thành công của dự án cũng tạo niềm tin và sự lan tỏa mạnh mẽ trong thu hút đầu tư của tỉnh Thanh Hóa với các đối tác nước ngoài.
Ông Jubok Lee, Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 cho biết, trong quá trình thi công nhà máy, gặp không ít khó khăn, đặc biệt là 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, khiến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Không ít thời điểm, hoạt động thi công còn bị ảnh hưởng do điều kiện giãn cách xã hội. Trong bối cảnh đó, tỉnh Thanh Hóa đã có các giải pháp hỗ trợ kịp thời để công ty bảo đảm tiến độ cho dự án. Đặc biệt là những hỗ trợ của tỉnh trong việc di dời tàu bè khỏi khu vực luồng cảng để các tàu vận chuyển than của công ty hoạt động thuận lợi, thông suốt.Tỉnh cũng tích cực phối hợp trong việc hoàn thiện các thủ tục để đấu nối thành công truyền tải điện lên đường dây 500 kV Bắc - Nam, hòa vào lưới điện quốc gia.
Tại Công ty TNHH S&H Vina Thạch Thành, công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc được khởi công xây dựng vào năm 2014 và đi vào hoạt động từ tháng 9/2015. Hiện công ty may mặc này đang có khoảng 6.000 công nhân làm việc với mức thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng.Trong hai năm vừa qua mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhưng công ty vẫn đảm bảo các quyền lợi của công nhân. Vào những thời điểm khó khăn nhất, công ty vẫn cố gắng duy trì hoạt động, không cắt giảm nhân sự. Qua đó, tạo sự ổn định về mặt xã hội cho huyện Thạnh Thành và các huyện lân cận.
Ông Phạm Đình Minh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành cho biết, những năm 2014 trở về trước, tỉnh, huyện có chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp giày da, may mặc đầu tư xây dựng tại các huyện để tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ.Mặc dù tỉnh, huyện đã có nhiều chính sách ưu đãi, nhưng các doanh nghiệp còn rất e dè bởi Thạch Thành là một huyện miền núi, đi lại còn nhiều khó khăn.
Khi đó Công ty TNHH S&H Vina là đơn vị tiên phong xây dựng nhà máy may mặc trên địa bàn huyện và đến nay đã thể hiện sự đúng đắn trong chính sách đầu tư của công ty.
Chị Lê Thị Hương, công nhân công ty cho biết, trước đây cũng làm công nhân may tại Bình Dương, thu nhập có cao hơn một chút, nhưng trừ chi phí sinh hoạt, thì tiết kiệm cũng không được nhiều. Hai đứa con nhà chị phải nhờ ông bà trông. Nhưng từ khi về quê làm việc tại công ty TNHH S&H Vina thu nhập có thấp hơn một ít, nhưng giảm rất nhiều chi phí, quan trọng nhất là được làm gần nhà, có điều kiện chăm sóc con cái. Ngoài Công ty TNHH S&H Vina còn nhiều dự án án may mặc của Hàn Quốc được đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh cũng đang phát huy hiệu quả, đặc biệt là giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm và an sinh xã hội tại các địa phương.Điển hình như Nhà máy may Winners Vina Nga Sơn, Công ty TNHH KH Vina (Khu Công nghiệp Bỉm Sơn), Công ty TNHH Byeok Jin Vina, Công ty TNHH Công nghiệp Wooju Việt Nam (Khu Công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga)... và nhiều doanh nghiệp khác đang tiếp tục mở rộng các dây chuyền sản xuất.
Không chỉ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Thanh Hóa, mà hiện nay trên địa bàn tỉnh có 88 doanh nghiệp đang có quan hệ hợp tác, xuất nhập khẩu hàng hóa qua thị trường Hàn Quốc, với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt hơn 408 triệu USD.Ngoài ra, còn có hàng chục doanh nghiệp có sản phẩm có thể xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là may mặc, giày dép, hải sản đông lạnh, bao bì, cói mỹ nghệ, gỗ, dây dẫn điện...
Nhưng để có được kết quả như ngày hôm nay là cả một quá trình dày công vun đắt tình hữu nghị giữa hai nước, đặc biệt là giữa tỉnh Thanh Hóa và thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc).Từ năm 2013 đến nay, đại diện lãnh đạo các tỉnh thành này thường xuyên kết nối, ký kết Biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương và ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2014-2018, Chương trình hợp tác giai đoạn 2019-2020, tích cực trao đổi, hợp tác phát triển các lĩnh vực cùng quan tâm, như kinh tế, kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, ngoại giao Nhân dân, viện trợ phát triển và hỗ trợ nhân đạo.
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Seongnam cũng đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình tọa đàm hợp tác thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tìm hiểu, mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư... nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ, tình hữu nghị, hợp tác. Cũng từ năm 2013 đến năm 2017, thông qua các tổ chức phi chính phủ, Chính quyền thành phố Seongnam đã hỗ trợ khoảng 290.000 USD để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường tiểu học tại các huyện Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Thiệu Hóa. Riêng năm 2021, đã tài trợ thực hiện 13 dự án, với tổng giá trị giải ngân đạt 1,841 triệu USD.Các dự án triển khai thực hiện, đưa vào hoạt động, góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương.
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bi thư tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, trong những năm vừa qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc đã không ngừng phát triển. Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực của tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian tới, Thanh Hóa mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện với các đối tác Hàn Quốc về xây dựng thành phố thông minh, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển về giáo dục, y tế, nguồn nhân lực, thị trường lao động, tiếp nhận thêm các dự án viện trợ ODA sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại... Tỉnh Thanh Hóa sẽ hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các đối tác Hàn Quốc đến khảo sát, triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư vào tỉnh. Những dấu ấn tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị hợp tác, thời gian qua chính là điểm tựa tin cậy để Việt Nam - Hàn Quốc nói chung, tỉnh Thanh Hóa và các đối tác Hàn Quốc nói riêng xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày càng bền chặt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa: Khan hiếm lao động đi biển đầu năm
10:04' - 24/03/2022
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm ngư dân tất bật chuẩn bị cho phiên biển đầu năm. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm lao động biển xảy ra nhiều năm nay khiến các chủ tàu lo lắng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng nghìn con tàu tại Thanh Hóa nằm bờ do giá xăng dầu tăng kỷ lục
20:14' - 10/03/2022
Tỉnh Thanh Hóa có khoảng 1.200 tàu không hoạt động khai thác thủy sản; trong đó có 555 phương tiện đánh bắt xa bờ (trên 15 m), chiếm 47,4% tàu đánh bắt xa bờ toàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Thanh Hóa: Nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động do công nhân mắc COVID-19 tăng cao
14:46' - 07/03/2022
Nhiều doanh nghiệp tại Thanh Hóa đang đối diện với tình trạng thiếu hụt lao động do số ca mắc COVID-19 tăng cao sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
-
Bất động sản
Hé lộ siêu dự án hưởng trọn nguồn “khoáng nóng thanh xuân” tại Thanh Hóa
20:02' - 26/02/2022
Nguồn khoáng nóng Quảng Yên (Quảng Xương) sẽ sớm được đầu tư khai thác, nâng tầm thành sản phẩm du lịch của Thanh Hóa thông qua quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng chuẩn Onsen Nhật Bản lần đầu xuất hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách