Nhiều giải pháp quản lý các tuyến đường thủy địa phương
Sau một loạt các tai nạn đường thủy xảy ra vừa qua, đáng chú ý có nhiều vụ xảy ra tại các tuyến đường thủy được phân cấp cho địa phương quản lý; làm dấy lên dư luận về vấn đề quản lý đường thủy nội địa.
Phóng viên (PV) BNEWS có cuộc trao đổi với ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam xung quanh vấn đề này.
BNEWS: Qua vụ tai nạn tàu chở khách tại Đà Nẵng vừa qua, xin ông cho biết thực trạng quản lý các tuyến đường thủy trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực miền Trung? Cục trưởng Hoàng Hồng Giang: Hệ thống đường thủy nội địa trên cả nước được chia làm hai loại tuyến, thứ nhất là loại tuyến do Trung ương quản lý với gần 6.500km đường thủy nội địa và loại tuyến thứ hai được ủy thác cho các địa phương quản lý với 17.000 km.Hiện nay trên toàn quốc chỉ có khu vực miền Trung là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chưa thành lập các chi cục, cảng vụ quản lý trực tiếp hệ thống các tuyến sông ở đây.
Sở dĩ Cục chưa có lực lượng quản lý tại đây xuất phát từ nhu cầu thực tế là do miền Trung có địa hình sông ngắn, dốc nên khả năng khai thác vận tải thủy chưa nhiều. Nếu bố trí lực lượng đường thủy tại đó chưa thực sự cần thiết.Tuy nhiên, thời gian gần đây, Bộ Giao thông Vận tải mở các tuyến sông pha biển (tàu SB) chạy ven biển, do đó có nhiều tàu chạy qua các cửa sông vì thế mà hoạt động vận tải hàng hóa tại khu vực này cũng trở lên sôi động hơn.
Ngoài ra, do sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này những năm gần đây kéo theo nhu cầu sử dụng cát, sỏi cho xây dựng cũng tăng lên dẫn đến việc khai thác cát, sỏi dưới lòng sông cũng gia tăng dẫn đến tình trạng quản lý hoạt động giao thông đường thủy cũng phức tạp hơn. Đánh giá về mặt quản lý nhà nước, khi các tuyến đường thủy được ủy thác cho địa phương quản lý hiện nay có nhiều bất cập. Thứ nhất, qua kiểm tra cho thấy hiện nhiều địa phương vẫn dồn nhiều nguồn lực cho đường bộ, dẫn đến bộ phận quản lý đường thủy các địa phương phần lớn được ghép vào các phòng, ban không có bộ phận chuyên trách quản lý đường thủy.Chính vì ghép như vậy nên năng lực, kinh nghiệm cán bộ được phân công quản lý lĩnh vực này không cao. Do đó thời gian tới Cục sẽ cho rà soát lại tất cả các nhân lực tại các địa phương được ủy thác, để từ đó có những biện pháp cụ thể nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ này.
Về cảng vụ, hiện trên cả nước mới chỉ có có 17 địa phương thuộc 42 tỉnh, thành trên toàn quốc là có cảng vụ đường thủy nội địa địa phương. Về nguyên tắc cả 63 tỉnh thành đều phải thành lập được 63 cảng vụ. Điều này cho thấy nhiều tuyến kênh, rạch tại các địa phương công tác quản lý còn lỏng lẻo. Như vậy, với 17.000 km đường thủy tại địa phương, hiện công tác quản lý còn nhiều bất cập, chưa phân rõ đơn vị nào, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều tàu bè tại các tuyến địa phương lưu hành không có giấy tờ, giấy phép và giấy đăng kiểm vẫn đang hàng ngày lưu thông tự do.Về mặt quy hoạch, hiện cả nước cũng chỉ có 7 địa phương là đã xây dựng được quy hoạch phát triển đường thủy nội địa, điều này minh chứng cho thấy mức độ quan tâm đối với lĩnh vực đường thủy nội địa tại địa phương là chưa xứng đáng. Về quy hoạch cảng bến cũng vậy chỉ mới có 5 địa phương trên toàn quốc có quy hoạch này.
Vấn đề ở đây là theo quy định các địa phương phải lập quy hoạch cảng bến đường thủy nội địa nhưng nhiều địa phương không lập, thậm chí không dành kinh phí cho vấn đề này. Tất cả những vấn đề trên đã đẩy công tác quản lý nhà nước về đường thủy cấp địa phương rất lỏng lẻo, bất cập dẫn đến những vụ tai nạn giao thông đường thủy đáng tiếc xảy ra vừa qua. Câu chuyện tai nạn tàu chở khách tại Đà Nẵng vừa qua cho thấy mặc dù thành phố Đà Nẵng đã được ủy quyền quản lý các tuyến đường thủy địa phương, thành phố cũng có nhiều quan tâm trong công tác quản lý giao thông đường thủy, nhưng qua vụ tai nạn cho thấy còn nhiều bất cập cần phải khắc phục trong thời gian tới. Từ thực tế trên đã đặt ra vấn đề cần thành lập Chi cục Đường thủy miền Trung để bố trí lực lượng trực tiếp của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý hệ thống sông, ngòi tại khu vực này. BNEWS: Vậy các giải pháp để cải thiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đường thủy tại địa phương là gì thưa ông? Cục trưởng Hoàng Hồng Giang: Trong thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa sẽ rà soát lại tổng thể về thực trạng bảo đảm an toàn đường thủy trên toàn quốc. Sau đó, Cục sẽ xây dựng bộ chỉ số đánh giá về quản lý đường thủy địa phương.Trong đó sẽ đánh giá, ví dụ địa phương nào đã xây dựng được quy hoạch về phát triển giao thông đường thủy sẽ chấm điểm rất cao, ngược lại địa phương nào không có quy hoạch sẽ chấm điểm thấp. Cục sẽ quy định một thời gian cụ thể để các địa phương chuẩn bị, sau đó Cục sẽ rà soát, đánh giá về mức độ vào cuộc của từng địa phương về vấn đề này.
Ví dụ như về Quyết định 47/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, mặc dù Cục Đường thủy nội địa đã có công văn đốc thúc các địa phương triển khai nhưng qua nắm bắt tình hình nhiều địa phương cũng chưa có động thái thực hiện. Ngoài ra, Cục Đường thủy nội địa cũng yêu cầu các địa phương thường cập nhật các thông tin về vận tải, cảng bến, báo cáo tai nạn .... nhưng nhiều địa phương cũng chưa quan tâm vấn đề này. Cá biệt có những địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long có sông, kênh dày đặc nhưng vấn đề trên cũng chưa được quan tâm thích đáng.Một vấn đề khác nữa là việc cấp phép khai thác mỏ cát, sỏi tại lòng sông tại địa phương. Thực tế có nhiều địa phương đang cấp phép khai thác cát, sỏi một cách tràn lan kéo theo các vi phạm về an toàn đường thủy cũng gia tăng, đặc biệt là việc đâm va.
Hay vấn đề quản lý các bến khách ngang sông, bến tàu là các địa phương không có mô hình, nếu có vụ việc xảy ra không đơn vị nào nắm được giao vấn đề.
Tất cả những vấn đề trên dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông tại các địa phương là rất lớn. Một loạt các vấn đề đặt ra như làm thế nào để quản lý tốt các bến đò, bến khách ngang sông, tàu du lịch, tàu cá hoạt động không phép... Về mặt tổng thể, Cục Đường thủy nội địa không thể làm hết được những vấn đề đã đặt ra ở trên, quan điểm của Cục là phân cấp triệt để cho địa phương, bởi thực tế chứng minh chỉ có địa phương mới làm tốt được vì địa phương nắm địa bàn sâu sát hơn.Tuy nhiên là các địa phương muốn làm tốt được công tác quản lý đường thủy tại địa phương mình thì cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác này. Ngoài ra, Cục sẽ cùng vào cuộc với địa phương để cho địa phương mạnh lên và thay mặt Cục quản lý tốt lĩnh vực đường thủy tại địa phương.
BNEWS: Vậy theo ông, giải pháp tổng thể để quản lý hệ thống các tuyến đường thủy trên toàn quốc trong thời gian tới là gì ? Cục trưởng Hoàng Hồng Giang: Trước mắt Cục Đường thủy nội địa sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các địa phương qua việc tổ chức các đoàn đi làm việc để thiết chặt những việc mà Cục đã phân cấp cho địa phương.Qua kiểm tra sẽ đánh giá được các địa phương đã thực hiện đến đâu, từ đó sẽ cùng các địa phương đưa ra giải pháp; trong đó trọng tâm là củng có nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức của địa phương.
Thứ hai, về mặt quản lý vĩ mô, Cục Đường thủy nội địa sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật để quy rõ trách nhiệm cho các địa phương một cách chặt chẽ, hiệu quả.Thứ ba, đối với các địa phương, Cục sẽ cùng với các địa phương xây dựng, rà soát các quy hoạch,... qua công tác kiểm tra, nếu thấy địa phương thiếu, yếu lĩnh vực nào thì Cục sẽ yêu cầu làm ngay.
Tiếp theo, Cục sẽ đưa khoa học công nghệ vào để quản lý hàng ngày, mặc dù là công việc địa phương làm nhưng Cục phải nắm được hàng ngày để điều chỉnh ngay... Về văn bản quy phạm pháp luật, Cục sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy để quy định rạch ròi các lĩnh vực giữa Cục Đường thủy với các địa phương để từ đó luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Cục Đường thủy nội địa sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các quy định trong lĩnh vực đường thủy để làm sao người dân, doanh nghiệp nắm được các quy định để thực hiện nghiêm chỉnh hơn nữa.Cùng với đó, Cục sẽ có kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ tăng đầu tư cho phát triển đường thủy, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác quản lý đường thủy…
BNEWS: Xin cám ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo rà soát các phương tiện du lịch đường thủy
11:31' - 05/06/2016
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiết kiệm 3,9 tỷ đồng từ đấu thầu bảo trì đường thủy
10:07' - 05/06/2016
Ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết các gói thầu đều giảm chi phí từ 3-5% so với phương thức đặt hàng trước, tiết kiệm đáng kể tiền ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường thủy thí điểm cấp phép tàu vào cảng qua tin nhắn, email
18:19' - 24/05/2016
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Hoàng Hồng Giang cho biết, hiện cơ sở dữ liệu phương tiện thủy, phần mềm và điều kiện hạ tầng thông tin để phục vụ thí điểm đã sẵn sàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị không cho phép DN nạo vét luồng đường thủy để tận thu sản phẩm
21:34' - 05/05/2016
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa đề nghị Cục Đường thủy Nội địa không cho phép các doanh nghiệp thực hiện dự án nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm trên tuyến sông Cầu, sông Đuống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51' - 29/11/2024
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46' - 29/11/2024
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.