Nhiều khó khăn trong đăng kiểm phương tiện thủy
Ông Đinh Quốc Vinh, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 1 (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết, đơn vị hiện nay có nhiệm vụ quản lý chuyên ngành và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thuỷ nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội và 16 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ đăng kiểm trong phạm vi địa phương được Cục Đăng kiểm Việt Nam giao, Chi cục Đăng kiểm số 1 đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Theo ông Đinh Quốc Vinh, khó khăn đầu tiên phải kể đến ý thức của người dân nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Một bộ phận khá lớn chủ phương tiện trong địa bàn Chi cục Đăng kiểm số 1 quản lý là người dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc và Tây bắc. Mức độ nắm bắt quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa, quy định đăng ký, đăng kiểm của chủ phương tiện, chủ cơ sở đóng, sửa tàu, thuyền có nhiều hạn chế. “Thậm trí người dân không hiểu bản chất đăng kiểm là hoạt động kiểm tra, chứng nhận về điều kiện an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường cho phương tiện của chính họ, nhất là trước các diễn biến bất thường, phức tạp như mưa, gió, dông, bão, quá tải khi khai thác, vận hành tàu, thuyền”, ông Đinh Quốc Vinh chia sẻ. Khó khăn không thể không nhắc tới theo ông Đinh Quốc Vinh phải kể tới đó là cơ sở đóng mới, sửa chữa, hoán cải phương tiện tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc còn thô sơ, mang tính chất dân sinh. Cụ thể, hiện nay, trừ các doanh nghiệp tại khu vực nhà máy đóng tàu Sông Lô (Phú Thọ), các cơ sở còn lại trong địa bàn hầu hết chưa đạt chuẩn theo quy định. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã chỉ đạo Chi cục Đăng kiểm số 1 và phòng chuyên môn hỗ trợ nhiều địa phương về kỹ thuật, tuy nhiên các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền vẫn còn khiếm khuyết, tồn tại, chưa đạt yêu cầu quy chuẩn nhất là về mặt bằng đất, bến thủy, giấy phép xây dựng, ... Nhiều tỉnh hầu như không có cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện. Tại các cơ sở thô sơ trên địa bàn, hiện tượng tự đóng phương tiện không có hồ sơ thiết kế được thẩm định, thi công không theo quy trình, không đề nghị cơ quan đăng kiểm giám sát vẫn diễn ra. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, theo thống kê của Chi cục Đăng kiểm số 1, phương tiện chủ yếu là loại nhỏ, dân dụng của người dân, trong số đó nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Hầu hết phương tiện được đóng từ lâu theo thói quen dựa vào mẫu dân gian và kinh nghiệm. Một số lớn các phương tiện này không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, do vậy rất khó khăn trong việc chứng nhận đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương tiện, người dân thường xuyên thay đổi thông số kỹ thuật và công dụng phương tiện như thay động cơ, kích thước, chuyển đổi công dụng từ chở hàng thành chở người khi vào mùa lễ hội và ngược lại khi vào mùa vụ khai thác nông sản, … Ngoài khó khăn trên thì việc thì việc thu phí đăng kiểm rất vất vả do phần nhiều chủ phương tiện nhỏ loại dân sinh, gia dụng là người dân tộc thiểu số miền núi, đồng bào nghèo. Đời sống của chủ phương tiện rất khó khăn, nên việc thu giá, lệ phí đăng kiểm cũng ít nhiều bị ảnh hưởng đặc biệt là giá đăng kiểm phương tiện lần đầu. Hiện nay có gần 200 phương tiện loại nhỏ, vào đăng kiểm lần đầu năm 2021, Chi cục Đăng kiểm số 1 đã lập hồ sơ, in giấy chứng nhận nhưng người dân không nhận do phải trả giá đăng kiểm. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới, ông Đinh Quốc Vinh cho hay, Chi cục Đăng kiểm số 1 mong muốn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ, phối hợp trong tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa và tổ chức kiểm tra, rà soát, chứng nhận cho phương tiện từ các xã, huyện, tỉnh và các cơ quan tuần tra, kiểm soát. Sự hợp tác, phối hợp từ địa phương và các cơ quan chức năng không những giúp nâng cao hiệu quả công tác đăng kiểm, pháp luật dễ đi vào cuộc sống của bà con vùng sâu, vùng xa mà còn để cùng hiểu, cùng biết và cùng quản lý phương tiện, chủ phương tiện. Giải pháp tiếp theo đó là đơn giản hóa điều kiện đối với cơ sở đóng tàu, ông Đinh Quốc Vinh kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét không đưa nội dung về mặt bằng đất, bến thủy, giấy phép xây dựng trong yêu cầu về điều kiện của cơ sở đóng tàu. Một số cơ sở đóng tàu thuyền dân gian tại khu vực vùng cao không thể đáp ứng điều kiện, đề nghị để tồn tại và sẽ tuyên truyền, nâng cao chất lượng trong thời gian nhất định. Đặc biệt giải pháp quan trọng theo ông Vinh đó là cần mở rộng phạm vi phương tiện không thuộc diện đăng ký, đăng kiểm bởi các phương tiện dân sinh, gia dụng tại các tỉnh (Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Giang, Hòa Bình…) thường nhỏ, chỉ hoạt động vì mục đích dân sinh theo mùa vụ, tham gia giao thông đường thủy ở cự ly ngắn, phạm vi hẹp trong các sông, suối, hồ. Việc áp dụng các quy định về đăng ký, đăng kiểm theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa cho loại phương tiện này còn nhiều bất cập. “Khi sửa Luật Giao thông đường thủy nội địa, Chi cục Đăng kiểm số 1 đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đưa ra quy định phù hợp cho loại phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 5 đến 15 tấn, công suất máy từ từ 5 đến 15 mã lực”, ông Đinh Quốc Vinh cho hay. Theo lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, thời gian qua, các đơn vị chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các chủ thuyền có điều kiện làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm. Đặc biệt, các cơ quan đăng ký của đã phối hợp với nhiều cơ quan liên ngành tăng cường tuyên tuyền các chủ phương tiện về các quy định của pháp luật cũng như các điều kiện về an toàn giao thông đường thủy. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân vẫn còn một bộ phận không nhỏ chủ thuyền vẫn chưa tiến hành đăng ký, đăng kiểm như quy định. Đề tăng cường các giải pháp nâng cao việc đăng kiểm các phương tiện thủy, qua đó nâng cao an toàn giao thông đường thủy, lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã làm việc với các địa phương về hoạt động đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Hàng năm, Cục Đăng Kiểm Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập các đoàn kiểm tra các điểm nóng về phương tiện thủy giao thông thủy nội địa. Để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, trong thời gian qua các thủ tục đăng ký, đăng kiểm nói chung và đăng ký đăng kiểm phương tiện thủy nói riêng đã được Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam cắt giảm tối đa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những phương tiện người dân và doanh nghiệp đã đóng trước đó không có thiết kế, không cớ sự giám sát của cơ quan đăng kiểm, những phương tiện này không theo một phương thức tiêu chuẩn nào… nên không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.Đây là vướng mắc chưa có giải pháp để giải quyết (vì muốn thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn thì chủ phương tiện cần phải sửa chữa, hoán cải và thử nghiệm lại, như vậy cần đầu tư kinh phí). Trong thời gian tới, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ phối hợp với các ngành chức năng đề nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp.
Được biết, năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, Chi cục Đăng kiểm số 1 đã kiểm tra, chứng nhận cho hơn 2.700 lượt phương tiện thủy nội địa.Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng các địa phương tập trung thực hiện công tác đăng kiểm mới, đăng kiểm lần đầu cho phương tiện cỡ nhỏ nhiều nhất là tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Kạn, Yên Bái.
Qua hơn 10 kỳ phối hợp, rà soát đã đăng kiểm lần đầu được 294 phương tiện. Thông qua các đợt phối hợp đăng kiểm với địa phương đã phát 400 bộ hồ sơ tuyên truyền về an toàn thông đường thủy nội địa./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Liệu có khác biệt nào khi đăng kiểm ô tô điện so với xe chạy xăng, dầu?
16:13' - 17/03/2022
Khác với ô tô sử dụng xăng, dầu, ô tô điện sử dụng năng lượng điện nên sẽ được bỏ qua công đoạn 4 là kiểm tra hệ thống khí thải, bảo vệ môi trường. phương tiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam báo cáo nhanh về vụ tai nạn nghiêm trọng tại Gia Lai
13:25' - 09/02/2022
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến tình hình phương tiện trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 6 người chết ở Gia Lai sáng 9/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam - VINATEX tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”
22:15' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Petrovietnam tổ chức Lễ ký Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm giữa VNPOLY với các đơn vị thành viên của VINATEX và Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí – CTCP (PVCHEM).
-
Doanh nghiệp
Tổng kết “đường găng” khó nhất dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
16:36' - 18/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổng kết công tác phối hợp, chỉ đạo, thi công tháo dỡ đê quây và kênh vào cửa lấy nước dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
-
Doanh nghiệp
"Ông trùm" vận tải biển châu Á chi 1,45 tỷ USD mua lại công ty logistics Hà Lan
15:23' - 18/07/2025
Nhật Bản - Nippon Yusen (NYK Line) sẽ mua lại Movianto International, một công ty Hà Lan chuyên về dịch vụ hậu cần liên quan đến chăm sóc sức khỏe, với giá khoảng 1,25 tỷ euro (1,45 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
TikTok tiếp tục đối mặt cáo buộc vi phạm quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân
08:59' - 18/07/2025
Noyb - nhóm vận động bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng Internet - đã đệ đơn khiếu nại mới, cáo buộc TikTok, AliExpress và WeChat không tuân thủ các yêu cầu về quyền truy cập dữ liệu.
-
Doanh nghiệp
Kiên định với chiến lược 3 trọng điểm
07:58' - 18/07/2025
Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục trồi sụt khó lường, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục kiên định với chiến lược 3 trọng điểm để tăng tốc và về đích năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: TKV chuyển đổi toàn diện theo hướng “xanh - số - hiệu quả - bền vững”
19:59' - 17/07/2025
Ngày 17/7, Đảng bộ Tập đoàn TKV đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.
-
Doanh nghiệp
PVOIL sẽ bán thí điểm xăng sinh học E10 từ tháng 9/2025
19:47' - 17/07/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Cao Hoài Dương-Chủ tịch Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) về kế hoạch sản xuất để thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc từ 1/1/2026.
-
Doanh nghiệp
Nhiệt điện Long Phú 1 gấp rút thi công để phát điện vào năm 2027
18:57' - 17/07/2025
Những ngày này, không khí đang thực sự "nóng" trên công trường dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 bởi tất cả đều đang hướng về mục tiêu phát điện vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04' - 17/07/2025
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.