Nhiều nước châu Á sẽ không nâng lãi suất trong năm 2021
Các nền kinh tế đã từng tăng trưởng nhanh chóng ở châu Á đang phải “vật lộn” với nhu cầu trong nước yếu, yếu tố đang kìm hãm lạm phát, từ đó làm tăng khả năng ngân hàng trung ương nhiều nước ở châu lục này sẽ không tăng lãi suất trong năm nay.
Đối với giới đầu tư và hoạch định chính sách ở các thị trường mới nổi châu Á, lạm phát cao và đôi khi bất ổn lâu nay luôn đi kèm với tăng trưởng mạnh.Nhưng điều này đã thay đổi, khi tiến trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 chậm chạp và một làn sóng lây nhiễm mới đang kìm hãm đà phục hồi kinh tế ở nhiều nước như Thái Lan, Indonesia , Philippines và Ấn Độ.
Cũng như những nơi khác trên thế giới, giá hàng hóa cao chắc chắn đang gây ảnh hưởng đến châu Á khi nó làm gia tăng giá nguyên liệu thô. Hàn Quốc đang chuẩn bị nâng lãi suất trong năm nay, giữa lúc nền kinh tế và thị trường nhà ở của nước này đang “nóng” lên. Thế nhưng, các chuyên gia phân tích cho rằng nhu cầu yếu đang kìm hãm lạm phát và khiến ngân hàng trung ương nhiều nước không phải chịu áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ. Tháng này, Ngân hàng Trung ương Thái Lan vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục và dự báo lạm phát chỉ ở mức 1,2% trong năm nay, khi quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch này đang phải chống chọi với làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ ba. Lạm phát ở Philippines đã đạt 4,5% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng ngân hàng trung ương nước này vẫn duy trì lãi suất thấp kỷ lục và dự báo lạm phát sẽ quay về trong khoảng mục tiêu 2-4% trong nửa cuối năm nay. Trong khi đó, lạm phát ở Indonesia đã tăng từ 1,42% trong tháng Tư lên 1,68% trong tháng Năm, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, nhưng vẫn dưới khoảng mục tiêu 2-4% của ngân hàng trung ương nước này. Ngay cả ở Ấn Độ, nơi lạm phát bán lẻ đã tăng lên đến 6,3% trong tháng Năm, nhiều nguồn tin cho biết có thể ngân hàng trung ương nước này sẽ không phản ứng bằng cách thắt chặt chính sách, nhằm “giảm xóc” cho tăng trưởng kinh tế từ đợt lây nhiễm COVID-19 lần thứ hai. Tình hình ở châu Á khác với các thị trường mới nổi ở các khu vực khác như Mỹ Latinh, nơi lạm phát và nguy cơ vốn “tháo chạy” đã khiến nhiều nước phải tăng lãi suất hay bắt đầu bàn đến việc thắt chặt chính sách. Dù sự thắt chặt chính sách ở Mỹ vẫn là một nguy cơ đối với các ngân hàng trung ương ở châu Á, nhưng bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực vào năm 1998 và sự kiện “taper tantrum” của năm 2013 (Taper tantrum là sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn) đã khiến châu Á vững vàng hơn trước nguy cơ vốn tháo chạy ồ ạt do động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ông Khoon Goh, người phụ trách nghiên cứu châu Á của Ngân hàng ANZ ở Singapore, cho biết dự trữ ngoại hối của châu Á, không tính Trung Quốc, đã tăng lên mới cao kỷ lục mới, nên ngân hàng trung ương nhiều nước châu Á chắc chắn sẽ có nhiều công cụ “giảm xóc” hơn để đối mặt với bất ổn. Bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng nhu cầu trong nước yếu đã làm nhập khẩu giảm xuống, trong khi xuất khẩu vẫn gia tăng, từ đó thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai và khiến nhiều nước như Indonesia ít bị tổn thương hơn trước nguy cơ vốn tháo chạy. Dù những "vết thương" từ đại dịch COVID-19 có thể sẽ bắt đầu lành lại vào năm sau, nhưng triển vọng lạm phát ở mức "ôn hòa" có thể đồng nghĩa với việc chính sách của Fed có khả năng sẽ tác động nhiều đến chính sách tiền tệ ở châu Á hơn là lạm phát.Chính vì thế, thử thách thực sự đối với ngân hàng trung ương các nước châu Á có thể đến vào năm tới, khi Fed có khả năng sẽ đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn về triển vọng nâng lãi suất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
“Thất thế” trong cuộc đua vaccine ảnh hưởng như thế nào đến các nền kinh tế châu Á?
06:00' - 27/05/2021
Những hành động được đánh giá là có hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào năm ngoái, hiện đã không còn phát huy tác dụng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nền kinh tế châu Á cần tăng hợp tác để chữa lành "vết sẹo" do COVID-19
08:41' - 14/05/2021
Các nền kinh tế châu Á cần tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm tàng và chữa lành những "vết sẹo lâu dài" mà đại dịch COVID-19 gây ra đối với sự phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế châu Á trỗi dậy trong nghịch cảnh
05:30' - 08/03/2021
Theo báo Liên hợp buổi sáng, đại dịch COVID-19 và địa chính trị đang định hình lại cục diện chính trị và kinh tế thế giới, trong đó những cơ hội to lớn mở ra cho châu Á khiến nhiều người lạc quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Có lộ trình để tránh tạo “cú sốc”
17:05'
Đại biểu Quốc hội đều nhất trí việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng phải dựa trên cơ sở cân nhắc sự hài hòa giữa tăng thu ngân sách nhà nước, thay đổi hành vi tiêu dùng với đảm bảo việc làm...
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc bảo vệ đồng NDT trước nguy cơ thuế mới
16:41'
Một ngưỡng quan trọng của đồng NDT đang dần hình thành, khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát đồng tiền này trước nguy cơ bị áp thuế mới từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng ruble yếu giúp xuất khẩu của Nga tăng tốc
08:40'
Trong tuần này, đồng ruble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đôla Mỹ và nhân dân tệ Trung Quốc kể từ tháng 3/2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an ký quy chế phối hợp bảo đảm an ninh lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng
21:01' - 26/11/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công an đã phối hợp tổ chức lễ ký Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan này trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30' - 26/11/2024
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.