Nhiều phụ nữ trẻ từ bỏ mạng xã hội vị bị quấy rối
Tổ chức Plan International đấu tranh vì quyền lợi của trẻ em gái đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 14.000 thiếu nữ và phụ nữ trẻ độ tuổi từ 15-25 tuổi tại 22 quốc gia, trong đó có Brazil, Ấn Độ, Nigeria, Tây Ban Nha, Thái Lan, Mỹ.
Kết quả khảo sát cho thấy cứ 5 thiếu nữ và phụ nữ trẻ thì có 1 người từ bỏ hoặc ngừng sử dụng một nền tảng truyền thông xã hội sau khi bị quấy rối, trong đó một số người cho biết bị quấy rối từ khi mới 8 tuổi.
Theo khảo sát, các vụ tấn công phổ biến nhất là trên Facebook với 39% thiếu nữ được hỏi cho biết đã bị quấy rối, tiếp đến là Instagram (23%), WhatsApp (14%), Snapchat (10%), Twitter (9%) và TikTok (6%).
Gần 50% thiếu nữ cho biết họ bị đe dọa bạo lực thể chất hoặc tình dục. Khảo sát cũng cho thấy phần báo cáo trên các nền tảng mạng xã hội không hiệu quả trong việc ngăn chặn hành vi lạm dụng, bao gồm các tin nhắn quấy rối, ảnh khiêu dâm và khủng bố qua mạng.
Theo Plan International, các nạn nhân bị lạm dụng gặp khó khăn khi muốn lên tiếng tố cáo, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 càng làm gia tăng tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp trực tuyến. Tổ chức này kêu gọi các công ty truyền thông xã hội nhanh chóng hành động để giải quyết vấn đề này và xử lý những đối tượng quấy rối, đồng thời hối thúc chính phủ các nước thông qua các đạo luật đối phó với nạn quấy rối trực tuyến.
Báo cáo nêu rõ: "Đã đến lúc phải chấm dứt vấn nạn này. Các cô gái không nên chịu đựng những hành vi trên mạng vốn có thể trở thành hành vi phạm tội ngoài đời thực".
Trao đổi với báo giới, Giám đốc điều hành Plan International Anne-Birgitte Albrectsen cho biết các nhà hoạt động, bao gồm những người đấu tranh cho bình đẳng giới và các vấn đề của cộng đồng người đồng tính, thường là mục tiêu của các vụ tấn công trên mạng, cuộc sống và gia đình của họ cũng bị đe dọa.
Bà nhấn mạnh: "Trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển, việc khiến các cô gái không còn tiếp xúc với không gian mạng là vô cùng đáng thất vọng, và điều này gây tổn hại khả năng họ được nhìn thấy, được lắng nghe và trở thành những nhà lãnh đạo".
Phản ứng trước báo cáo trên, Facebook và Instagram cho biết đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để tìm kiếm các nội dung mang tính đe dọa, cũng như liên tục theo dõi các báo cáo của người dùng về hành vi lạm dụng và luôn loại bỏ các mối đe dọa bạo lực tình dục.
Bà Cindy Southworth, người phụ trách vấn đề an toàn đối với phụ nữ của Facebook, cho biết trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này sẽ hợp tác với Plan International để nắm rõ hơn cách thức hỗ trợ phụ nữ trẻ tuổi trên khắp thế giới.
Về phần mình, Twitter cho biết đã sử dụng công nghệ giúp phát hiện các nội dung lạm dụng, cũng như đã tung ra các công cụ để cải thiện quyền kiểm soát của người dùng đối với các cuộc trò chuyện của họ.
Trước đó, trong thư ngỏ gửi Facebook, Instagram, TikTok và Twitter, nhiều cô gái từ khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi các công ty truyền thông xã hội tạo ra những cách thức hiệu quả hơn trong việc báo cáo hành vi lạm dụng.
Bức thư có đoạn viết: "Chúng tôi sử dụng (nền tảng của các vị) không chỉ để kết nối với bạn bè mà còn để dẫn dắt và tạo ra sự thay đổi.
Tuy nhiên, chúng tôi không được an toàn. Mỗi ngày chúng tôi bị quấy rối và lạm dụng. Đại dịch COVID-19 khiến cuộc sống chúng ta diễn ra trên mạng nhiều hơn, và do đó nguy cơ chúng tôi bị tấn công trở nên cao hơn bao giờ hết"./.
- Từ khóa :
- quấy rối trực tuyến
- mạng xã hội
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Áo siết chặt kiểm soát các nội dung trên mạng trực tuyến
00:00' - 04/09/2020
Chính phủ Áo ngày 3/9 cho biết đã soạn thảo một dự luật, trong đó yêu cầu các nền tảng như Facebook và Google phải gỡ bỏ các nội dung bất hợp pháp trong vòng vài ngày.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia tuyên bố phạt tù người có hành vi xúc phạm trên mạng xã hội
14:58' - 05/05/2019
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố sẽ có biện pháp mạnh tay ngăn chặn hành vi lăng mạ và xúc phạm người khác trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đề xuất dự luật kiểm soát nội dung mạng xã hội
06:30' - 06/03/2019
Theo bài viết đăng trên báo Jakarta Post, các cơ quan truyền thông Indonesia vừa đề xuất một dự luật thắt chặt kiểm soát đối với các nội dung tiêu cực phổ biến thông qua truyền thông xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nữ sinh Đồng Tháp làm son môi từ hoa sen
08:37' - 17/05/2022
Bằng đam mê với hoa sen, em Nguyễn Thị Diệu Hiền, học sinh lớp 12 Trường Trung học Phổ thông Phú Thành A huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu, sản xuất thành công son môi từ hoa sen.
-
Đời sống
Singapore cảnh báo virus đòi tiền chuộc Magniber
06:07' - 16/05/2022
Lực lượng cảnh sát và cơ quan an ninh mạng Singapore (CSA) đã cảnh báo về một phần mềm virus đòi tiền chuộc (ransomware) với thủ đoạn là làm giả bản cập nhật hệ điều hành Windows trên các thiết bị.
-
Đời sống
Các nhà khoa học Bỉ khám phá ra cách ngăn ngừa virus SARS-CoV-2
08:41' - 14/05/2022
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Công giáo Louvain (UC Louvain) của Bỉ đã xác định được cơ chế xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể người và gây ra bệnh COVID-19.
-
Đời sống
Lịch nghỉ hè năm học 2022 của Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương
11:30' - 13/05/2022
Theo kế hoạch chung, học sinh nhiều địa phương sẽ được nghỉ hè trước 31/5/2022. Thời gian nghỉ cụ thể tùy vào kế hoạch năm học của từng địa phương.
-
Đời sống
Ô nhiễm môi trường đô thị: Bài toán chưa có lời giải ở Gia Lai
16:27' - 12/05/2022
Hàng chục nhà máy, xí nghiệp, công xưởng sản xuất, chế biến gỗ, cà phê tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai “vô tư” thải khói, bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, môi trường của người dân.
-
Đời sống
Hơn 100.000 người Mỹ tử vong vì dùng thuốc quá liều trong năm 2021
08:26' - 12/05/2022
Tình trạng sử dụng thuốc quá liều đã khiến hơn 100.000 người tại Mỹ thiệt mạng trong năm 2021.
-
Đời sống
Ý kiến của Cục quản lý thị trường Bình Định về giá dịch vụ ăn uống tại farmstay Nẫu Ecovalley
19:18' - 11/05/2022
Ông Trần Đức Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Định cho biết, việc đánh giá các loại dịch vụ ăn uống tại farmstay Nẫu Ecovalley có giá cao hay thấp là do nhận định của đoàn kiểm tra.
-
Đời sống
Phòng tránh viêm gan bí ẩn ở trẻ em thế nào hiệu quả?
15:17' - 11/05/2022
Hiện nay, nguồn lây bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em vẫn được tìm ta, vì vậy cách duy nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh là bắt đầu ngay từ các tác nhân đã ghi nhận.
-
Đời sống
Dấu hiệu nhận biết để phát hiện sớm trẻ mắc viêm gan bí ẩn?
14:11' - 11/05/2022
Bệnh viêm gan "bí ẩn" đã xuất hiện tản mát ở hơn 20 quốc gia nhưng các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguồn lây, hay dịch tễ.