Indonesia đề xuất dự luật kiểm soát nội dung mạng xã hội
Đề xuất này do Hiệp hội Nhà báo Indonesia (PWI), Hiệp hội Nhà báo Truyền hình Indonesia (IJTI) và Hội đồng Báo chí khởi xướng với mục đích kiềm chế sự lan truyền của tin tức giả, ngôn từ kích động thù địch và tuyên truyền tư tưởng cực đoan trên mạng.
Giống như nhiều quốc gia khác, Indonesia đã phải đối mặt với sự lan truyền tin tức giả mạo và các hình thức nội dung tiêu cực khác trên mạng. Trong những năm gần đây, vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn bởi sự cạnh tranh chính trị, chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo.
Những người đề xuất cho biết nếu dự luật được thông qua, đây sẽ là cơ sở pháp lý cho các nền tảng truyền thông xã hội để tự kiểm duyệt nội dung của chính họ.
Nó cũng sẽ bổ sung cho các luật liên quan đã có, như Luật Thông tin và Giao dịch Điện tử (ITE) và một dự luật gần đây về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Không có luật hiện hành nào quy định cụ thể các nền tảng truyền thông xã hội.
Là một trong những người khởi xướng, Chủ tịch IJTI Yadi Handriana cho biết dự luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xóa nội dung trực tuyến tiêu cực bằng cách cung cấp cơ sở pháp lý cho các nền tảng truyền thông xã hội để thực hiện tự kiểm duyệt cần thiết.
Ông trích dẫn trường hợp năm 2017, một người đàn ông Indonesia đã quay video trực tiếp cảnh tự tử của mình trên Facebook gây ra cú sốc rất lớn trong xã hội. 12 giờ sau, Facebook đã gỡ clip này xuống sau khi Chính phủ Indonesia đưa ra cảnh báo. Các nền tảng truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung tiêu cực. Tuy nhiên, hiện tại ở Indonesia chưa có luật nào quy định về việc này.
Nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách và vận động chính sách (ELSAM) Wahyudi Djafar nói rằng luật ITE - thường được sử dụng để loại bỏ nội dung trực tuyến tiêu cực có ảnh hưởng khá yếu khi điều chỉnh các nền tảng truyền thông xã hội vì nó chỉ quy định xử phạt hình sự đối với cá nhân.
Một trường hợp điển hình là Điều 40 của luật ITE cho phép chính phủ chặn quyền truy cập vào nội dung liên quan đến khiêu dâm hoặc khủng bố, cũng như các nội dung khác được coi là tiêu cực. Các Điều 27, 28 và 29 về tội phỉ báng, ngôn từ kích động thù địch và tống tiền, cũng gây nhiều tranh cãi.
Gần đây, tòa án ở Tây Nusa Tenggara đã kết án một người theo Điều 27 về tội quấy rối tình dục một phụ nữ trên mạng. Tuy nhiên, sau đó người đàn ông này vẫn được tự do.
Luật ITE không xác định rõ ràng nội dung tiêu cực của người thực hiện hành vi phạm tội trên mạng và các cơ chế xử phạt cụ thể, điều đó có nghĩa là quá trình gỡ bỏ nội dung đã thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Hiện tại, các báo cáo được thực hiện thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia, sau đó mạng xã hội sẽ xóa nội dung bao gồm thông tin sai lệch, nội dung khiêu dâm, ngôn từ kích động thù địch hoặc chủ nghĩa cấp tiến.
Tương tự như vậy, ông Wahyudi cho biết dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân còn yếu vì nó sẽ chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của người dùng phương tiện truyền thông xã hội.
Dự luật mới đang được đề xuất sẽ nhấn mạnh nhiều hơn trách nhiệm của các nền tảng truyền thông xã hội trong khi thúc đẩy họ tạo ra một cơ chế tự điều chỉnh. Nhưng dự luật không nên giới hạn chức năng của chính các nền tảng truyền thông xã hội.
Wolfgang Schulz, một chuyên gia trong lĩnh vực mạng Internet và là nhà phê bình của luật truyền thông xã hội ở Đức, phát biểu tại Jakarta rằng các nhà lập pháp nên hết sức thận trọng trong việc soạn thảo luật để không giết chết tự do ngôn luận.
Ông nói rằng các nhà lập pháp nên xác định rõ ràng những gì cần phải loại bỏ khỏi Internet, xem xét văn hóa địa phương và bối cảnh thực hiện nó.
"Bạn chỉ có thể cấm người ta phát ngôn khi có tác hại cụ thể", nó không thể chỉ là một cái gì đó mà một xã hội hoặc thậm chí đa số không thích hoặc mâu thuẫn với các giá trị của họ, ông Schulz nói.
Năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia đã xử lý 6.123 trường hợp trên mạng xã hội Instagram và Facebook, hơn 3.521 trường hợp trên Twitter và 1.530 trên nền tảng chia sẻ video YouTube.
Bộ này cũng đã xóa 912.659 bài đăng và trang web từ năm 2014 đến tháng 10 năm ngoái, bao gồm 453 trang web liên quan đến chủ nghĩa cấp tiến và 186 trang web bị coi là xúc phạm sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tìm thấy 10 khu vực có trữ lượng dầu khí lớn
10:00' - 03/03/2019
Cơ quan phụ trách hoạt động thăm dò dầu khí Indonesia (SKK Migas) đã xác định 10 khu vực có trữ lượng dầu khí tiềm năng của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố Indonesia trong định hình chính sách của ASEAN
05:30' - 03/03/2019
Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả John Lee nhận định về vai trò quốc gia nắm giữ "chìa khóa" của Indonesia trong bối cảnh ASEAN duy trì vị trí trung tâm ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệu quả từ chính sách phát triển kinh tế quốc gia của Indonesia
06:30' - 01/03/2019
Diễn đàn Đông Á đăng bài viết của hai nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu SMERU phân tích về chính sách xã hội và tăng trưởng kinh tế tại Indonesia dưới thời Tổng thống Joko Widodo (Jokowi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai: Giới học giả Indonesia đánh giá cao vai trò của Việt Nam
19:18' - 25/02/2019
Một số chuyên gia Indonesia đã đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc kết nối với hy vọng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia với chính sách đầu tư phát triển bền vững ngành thủy sản
06:46' - 25/02/2019
Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài viết của tác giả Andre Notohamijoyo với tựa đề: “Indonesia đầu tư phát triển bền vững vào thủy sản”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.