Nhiều sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng do ấm lên toàn cầu
Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ gây ra mất mát lớn về đa dạng sinh học trên toàn thế giới nếu lượng khí thải nhà kính không được hạn chế, khiến một số hệ sinh thái đối diện với nguy cơ sụp đổ vào năm 2030. Đây là kết luận của công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tự nhiên.
Trong lịch sử loài người, Trái Đất chưa bao giờ ấm lên nhanh và đồng loạt như hiện nay. Có nhiều yếu tố tác động đến nhiệt độ tại các khu vực như sự biến động về địa lý hay thay đổi theo mùa.
Các nhà khoa học dự báo với lượng khí thải carbon do con người tạo ra như hiện nay, Trái Đất đang trên đà tăng thêm 4 độ C vào năm 2100.
Thay vì nhìn vào các xu hướng toàn cầu, các nhà nghiên cứu tại Anh, Mỹ và Nam Phi đã đánh giá dữ liệu khí hậu trong hơn 150 năm qua và đối chiếu với sự phát triển của hơn 30.000 loài chim, động vật có vú, bò sát và cá.
Họ đã chia thế giới những khu vực có diện tích 100km2, và đưa ra mô hình về xu hướng nhiệt, cũng như tác động của chúng đối với động vật hoang dã trong khu vực.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng với lượng khí thải như hiện nay, khoảng 73% các loài động vật sẽ phải chịu đựng tình trạng nóng lên chưa từng thấy, có nguy cơ dẫn đến hậu quả thảm khốc về số lượng giống loài.
Theo chuyên gia Alex Pigot của Trung tâm Đa dạng sinh học và môi trường thuộc Đại học London, các mô hình trên cho thấy nhiều loài động vật sẽ biến mất, khi chúng vượt qua ranh giới về nhiệt, khiến chúng không thể tiến hóa để thích ứng. Chuyên gia Pigot cảnh báo một khi vượt qua ngưỡng này, thế giới sẽ ghi nhận các loài bị tuyệt chủng tăng đáng kể.
Theo mô hình trên, khi thế giới tăng thêm 4 độ C, khoảng 15% các loài động vật sẽ chịu nắng nóng cực đoan, tình trạng này sẽ dẫn sự hủy hoại không thể đảo ngược đối với hệ sinh thái khu vực. Tuy nhiên, khi thế giới tăng thêm 2 độ C, cũng là mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, số động vật bị ảnh hưởng sẽ giảm xuống còn 2%.
Các nhà nghiên cứu dự báo những hiện tượng liên quan đến nhiệt chưa từng xảy ra trước đây sẽ bắt đầu vào năm 2030 tại các vùng biển nhiệt đới. Các hiện tượng gần đây như tẩy trắng hàng loại tại rạn san hô Great Barrier cho thấy xu hướng này đã xuất hiện tại nhiều nơi, những khu vực ở vĩ độ cao hơn cũng sẽ đối mặt với tình trạng tương tự vào năm 2050.
Dù chỉ chiếm phần nhỏ trong các đại dương, song các rạn san hô đóng góp quan trọng cho sự sống của 1/4 các loài sinh vật dưới biển.
Trái Đất đã nóng thêm 1 độ C kể từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp và khí thải gây hiệu ứng nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch lại đang tăng theo từng năm. Liên hợp quốc nhận định đến năm 2030, con người phải giảm lượng khí thải ở mức 7,6%/năm giúp hạn chế mức tăng nhiệt độ của hành tinh xuống còn 1,5 độ C, vốn nằm trong mục tiêu tham vọng hơn của Hiệp định Paris./.
>>Mùa hè ở Australia dài hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậuTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
15 thành phố châu Âu muốn được phân bổ trực tiếp quỹ chống biến đổi khí hậu
16:20' - 13/02/2020
Thị trưởng 15 thành phố lớn tại châu Âu hối thúc Liên minh châu Âu (EU) phân bổ trực tiếp ngân sách dài hạn sắp tới của liên minh cho các chính quyền thành phố.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước lớn phớt lờ những nỗ lực chống biến đổi khí hậu
21:40' - 15/12/2019
Việc các nước chưa thể hoàn thành việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại COP 25 lần này, đồng nghĩa với việc mọi vấn đề còn dang dở sẽ được tiếp tục thảo luận và giải quyết tại COP 26.
-
Kinh tế Thế giới
Thiệt hại biến đổi khí hậu có thể lớn hơn khủng hoảng tài chính
15:28' - 29/11/2019
Các nhà đầu tư châu Âu, hiện quản lý số tài sản trị giá hơn 1.000 tỷ bảng (1.280 tỷ USD), đang hối thúc các công ty kiểm toán hàng đầu hành động khẩn cấp trước rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
An Giang siết tiến độ, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
12:51'
Tỉnh An Giang phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn hơn 26.116 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương trên 10.873 tỷ đồng và vốn tỉnh 15.243 tỷ đồng.
-
Kinh tế tổng hợp
Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng
11:22'
Đến thời điểm hiện tại, Walmart đã ghi nhận 3 trường hợp người tiêu dùng bị thương khi nắp bình văng trúng mặt, trong đó 2 người bị tổn thương mắt dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
-
Kinh tế tổng hợp
Tiêu thụ điện tăng kỷ lục giữa nắng nóng
09:39'
Tháng 6/2025, khu vực miền Bắc ghi nhận mức tiêu thụ điện cao nhất kể từ đầu năm, tạo áp lực lớn cho việc vận hành.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Công bố báo cáo sơ bộ về tai nạn khiến 260 người thiệt mạng
09:06'
Máy bay cất cánh từ Ahmedabad đi London đã mất lực đẩy và rơi xuống ngay sau khi rời mặt đất, trở thành thảm họa hàng không với nhiều người thiệt mạng nhất thế giới trong một thập kỷ.
-
Kinh tế tổng hợp
Câu chuyện phía sau đêm khai mạc giải bóng đá rực rỡ
07:45'
Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025 diễn ra không chỉ như một nghi thức khởi đầu giải đấu, mà như một bản giao hưởng lớn.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 12/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 12/7, sáng mai 13/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử thông qua VNeID trên ví điện tử
21:03' - 11/07/2025
Từ nay, người dùng ví điện tử 9Pay khi thực hiện định danh (KYC) sẽ được xác minh và xác thực danh tính thông qua VNeID.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 12/7/2025. XSMB thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMB 12/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 12/7/2025. XSMN thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMN 12/7. KQXSMN 12/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMN thứ Bảy. Xổ số miền Nam hôm nay 12/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.