Nhiều ý kiến quanh đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa
Chiều 19/5, tại Hà Nội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 13 thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Bộ luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng, điều chỉnh lĩnh vực khá rộng với các quan hệ lao động có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động tới tất cả các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.Từ năm 1994 đến nay, Bộ luật Lao động đã tạo lập các chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường lao động, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện lao động cơ bản và từng bước thiết lập hành lang pháp lý, đặt nền móng cho việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Đồng thời, Bộ luật cũng quy định việc giải quyết tranh chấp lao động, xử lý đình công, xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về lao động, tăng cường thanh tra lao động.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh, việc sửa đổi Bộ luật Lao động nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng, bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đáp ứng hội nhập quốc tế.Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh khẳng định, việc trình Quốc hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) ngay tại Kỳ họp thứ 7 này thể hiện việc tôn trọng, tuân thủ cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định đã ký kết, phê chuẩn; đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị, sự nhất quán của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong hội nhập quốc tế.
Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 221 điều (giảm 21 điều so với hiện hành). Tại phiên họp, nhiều nội dung trong dự thảo Luật nhận được sự quan tâm của dư luận đã được các đại biểu tập trung thảo luận như: Mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm; điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với nam là 62 tuổi, nữ 60 tuổi… Liên quan đến quy định về tuổi nghỉ hưu, qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Tờ trình của Chính phủ đề xuất mức tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ; tuy nhiên, chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ (2 tuổi) từ quan điểm bảo đảm bình đẳng giới thực chất.
Bên cạnh đó, khoảng cách tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tùy thuộc vào tính chất lao động, điều kiện lao động của những nhóm lao động khác nhau. Thực tế hiện nay, một số văn bản pháp luật đang quy định tuổi nghỉ hưu đối với đối tượng điều chỉnh của mình khác với Bộ luật Lao động.
Các đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực đối với thị trường lao động khi thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu; tác động đối với người lao động, gồm cả nhóm được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn hoặc cao hơn.Chính phủ cần dự liệu phản ứng của dư luận xã hội để có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán; tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, đặc biệt là ý kiến của người lao động, người sử dụng lao động, ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để bảo đảm lựa chọn được phương án phù hợp và tối ưu.
Đối với đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa trong một số trường hợp đặc biệt từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, để hài hòa lợi ích các bên trong quan hệ lao động, hướng tới các giá trị việc làm bền vững, cần giải quyết triệt để mối quan hệ giữa tiền lương và thời giờ làm việc.Các đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ các khía cạnh tác động tiêu cực, cân nhắc kỹ lưỡng về mức lương lũy tiến khi làm thêm giờ để vừa bảo đảm thu nhập và tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, người sử dụng lao động phải cân nhắc giữa chi phí tài chính và hiệu quả của việc sử dụng lao động làm thêm giờ so với tuyển dụng lao động mới.
Tại phiên họp, các nội dung liên quan đến tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; thời gian nghỉ Tết âm lịch; việc bổ sung 1 ngày nghỉ lễ là Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7); về thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội... cũng được các đại biểu phân tích, cho ý kiến cụ thể./. >>> Còn nhiều ý kiến khác nhau về việc tăng tuổi về hưuTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lý giải rõ hơn về khoảng cách tuổi hưu của nam và nữ
20:26' - 02/05/2019
Chiều 2/5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, các bộ, ngành đã họp, cho ý kiến về việc sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.