Nhìn lại chặng đường 50 năm ASEAN
"Diễn đàn Đông Á" số mới ra có bài viết “Chặng đường 50 năm: ASEAN nghỉ hưu hay chỉ mới bắt đầu?” của Giáo sư John Blaxland, chuyên gia về an ninh quốc tế và nghiên cứu tình báo, đồng thời là Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học quốc gia Australia (ANU).
Cách đây 50 năm, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines đã thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN đã được mở rộng vào cuối năm 1980 và đầu những năm 1990 với việc kết nạp thêm Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.
Nguyện vọng thiết lập cộng đồng chung về kinh tế, chính trị và xã hội của ASEAN đã được thực hiện. Trong 50 năm kể từ khi thành lập, ASEAN đã tạo điều kiện cho việc tăng khổng lồ khối lượng thương mại trong và ngoài khu vực, cùng với đó sự thịnh vượng và an ninh cũng được nâng lên.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN hiện nay là 2.500 tỷ USD. Thương mại nội khối ASEAN ở mức trên 545 tỷ USD và thương mại ngoại khối là 1.760 tỷ USD. Kim ngạch thương mại Australia-ASEAN trong năm 2014 đã lên đến hơn 100 tỷ USD, nhiều hơn so với kim ngạch thương mại của Australia với Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ.
Dù có được những thành công như vậy, các nhà phê bình vẫn thường chỉ trích ASEAN. Họ cho rằng ASEAN đang ngày càng trở nên không thích hợp khi đối mặt với áp lực từ Trung Quốc và các vấn đề ở châu Âu, một số người thậm chí còn dự đoán ASEAN sẽ sụp đổ.
Liệu những quan điểm đó có đúng không? Và “Con đường ASEAN” ngày nay với lựa chọn chính sách dựa trên đồng thuận còn phù hợp nữa hay không?
ASEAN lâu nay nhìn sang EU như một nguồn cảm hứng. Cho đến gần đây, mô hình EU có vẻ rất hứa hẹn đối với nhiều nước ASEAN mong muốn khẳng định một mức độ tập trung, tích hợp và tương đồng lớn hơn về các vấn đề kinh tế, chính trị-xã hội và an ninh.
Sự khác biệt lớn ở đây là việc ASEAN thiếu một đồng tiền chung và sự vắng mặt của một chính phủ hay bộ máy hành chính liên bang như kiểu EU.
Nhưng sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dòng người tị nạn đã tràn sang châu Âu. Mô hình EU cuối cùng cũng bị “tháo gỡ” bởi sự kiện Brexit (Anh rời khỏi EU), lúc này châu Âu đã thất bại trong việc truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo ASEAN về con đường mà họ đã trải qua.
Xét cho cùng, ASEAN đã được kích hoạt và tiếp tục cho phép một số lượng đáng kể sự tương tác giữa các quan chức chính phủ chủ chốt, các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên một loạt vấn đề về an ninh, kinh tế, xã hội, môi trường và các vấn đề có thể sẽ không xảy ra nếu không có sự tồn tại của ASEAN và các diễn đàn liên quan đến họ.
ASEAN đã giảm sự tập trung và nhiệt tình trước những toan tính của Trung Quốc. Các chiến dịch kinh tế của Trung Quốc, điển hình nhất là sáng kiến “Vành đai và Con đường” đang phủ cái bóng quá lớn lên ASEAN.
Hơn nữa, Trung Quốc tiếp tục lôi kéo Lào và Campuchia ngăn cản các hội nghị thượng đỉnh ASEAN ra tuyên bố chung liên quan vấn đề Biển Đông. Các nhà quan sát dự hội thảo của các quan chức cấp cao ASEAN thỉnh thoảng bày tỏ sự thất vọng trước sự tiến bộ của khối.
Tuy nhiên, sự thất vọng đó không nên đem ra so sánh với những gì ASEAN đã làm được. Với sự mong manh vốn có của một nhóm các quốc gia khác nhau như vậy, các vấn đề mà ASEAN đã có thể giải quyết trong 2 thập kỷ qua quả thật vẫn là phi thường.
Điều này một phần bởi vì vai trò của Indoesia trong ASEAN và những gì Tổng thống Indonesia Joko Widodo mô tả khu vực này như là “điểm tựa hàng hải toàn cầu”. Phần lớn quá cảnh thương mại của thế giới thông qua các vùng biển Đông Nam Á và khu vực này là cửa ngõ quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, ASEAN tiếp tục cung cấp một nền tảng hữu ích cho sự hợp tác trong khu vực về một loạt vấn đề và tiếp tục đóng vai trò như một phương tiện, mà thông qua đó, các cường quốc ngoài khu vực có thể tiếp tục tham gia, thảo luận, đàm phán và tránh leo thang căng thẳng quá mức.
Các quốc gia thành viên ASEAN đánh giá cao vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng cho khu vực.
ASEAN chưa bao giờ đáp ứng nguyện vọng của phương Tây đóng vai trò lớn hơn trong giải quyết các vấn đề khu vực và thế giới. Đối mặt với sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng tăng, nền tảng đa năng của ASEAN cần tiếp tục được nuôi dưỡng và thúc đẩy thay vì bị lên án.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở châu Á-Thái Bình Dương
10:21' - 09/08/2017
EU hoàn toàn ủng hộ vai trò trung tâm này của ASEAN ở khu vực châu Á - Thái BÌnh Dương trong bối cảnh chủ nghĩa đa phương đang được cả hai khối đề cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN
21:33' - 08/08/2017
Tối 8/8, tại Khách sạn Meliá, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã chủ trì Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN và 22 năm Việt Nam tham gia ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN hướng đến xây dựng cộng đồng thịnh vượng
15:02' - 08/08/2017
Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được tổ chức trọng thể sáng nay tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Philippines ở thủ đô Manila của Philippines.
-
Kinh tế Thế giới
Các sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Ủy ban ASEAN
08:46' - 08/08/2017
Trong thời gian từ đầu tháng 4 đến hết tháng 7, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch luân phiên Ủy ban ASEAN tại Paris (ACP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.