Các sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Ủy ban ASEAN
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn, người vừa kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm Đại sứ các nước ASEAN tại Pháp đã trao đổi với phóng viên TTXVN về các sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ chủ tịch nhằm gắn kết các nước ASEAN.
Đồng thời tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN với Pháp, cũng như ý nghĩa của các hoạt động này đối với việc phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn, trong nhiệm kỳ chủ tịch kéo dài 4 tháng, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thể hiện vai trò tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong thúc đẩy quan hệ của ASEAN với nước sở tại.
Bên cạnh đó, với tư cách Chủ tịch, Đại sứ quán Việt Nam cũng thể hiện vai trò dẫn dắt, đảm bảo nguyên tắc tham vấn và đồng thuận, xây dựng lập trường chung, cũng như tiến hành các hoạt động chung của ACP, trên cơ sở thống nhất và đoàn kết, thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của tất cả các nước thành viên, từ đó thúc đẩy đoàn kết trong nội bộ ASEAN và ACP.
Bên cạnh việc chủ trì, tham vấn và chuẩn bị nội dung các cuộc họp của các Đại sứ ACP và của Nhóm làm việc, Đại sứ quán chú trọng thúc đẩy kết nối giữa ACP với nước sở tại thông qua các tiếp xúc, làm việc với thành viên Chính phủ, Nghị viện, giới học giả, cộng đồng doanh nghiệp và địa phương.
Cụ thể, trong nhiệm kỳ vừa qua, Đại sứ quán đã thu xếp, tổ chức các cuộc làm việc giữa ACP với Bộ trưởng Châu Âu và Ngoại giao Jean-Yves Le Drian, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và các Lực lượng vũ trang của Thượng viện, cựu Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Pháp Thierry de Montbrial, Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế của Tập đoàn Điện lực Pháp EDF, thăm thành phố Toulouse và Tập đoàn Airbus.
Bên cạnh các hoạt động chính thức, Đại sứ quán cũng tích cực chủ trì, tham gia vào các hoạt động giao lưu như các cuộc gặp gỡ giữa các Đại sứ, Ngày Gia đình ASEAN… nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa lãnh đạo, cán bộ và nhân viên của các Cơ quan đại diện các nước ASEAN tại Paris.
Nhiệm kỳ vừa qua của Đại sứ quán diễn ra trong giai đoạn quan trọng của chính trường Pháp khi diễn ra các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội.
Bên cạnh đó, đây là khoảng thời gian ACP tập trung trao đổi, thảo luận để chuẩn bị cho các sự kiện kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN như Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, Hội thảo kinh tế ASEAN và Tuần phim ASEAN tại Paris.
Với những kết quả tích cực đã đạt được, các nước ASEAN đã chúc mừng Việt Nam và đánh giá cao nhiệm kỳ Chủ tịch ACP của Việt Nam.
Ngoài ra, thông qua nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên, vai trò và vị thế của Việt Nam trong ACP cũng như với các đối tác sở tại cũng được phát huy và nâng cao.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn cũng nêu rõ trong thời gian tới, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch kế nhiệm ACP là Đại sứ quán Brunei, cũng như các nước thành viên ACP để tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và các hoạt động tiếp xúc với sở tại.
Qua đó, tiếp tục quảng bá và nâng cao hiểu biết về ASEAN đối với sở tại, nhất là đối với cộng đồng doanh nghiệp và giới trẻ Pháp.
Về quan hệ giữa Pháp với các nước ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng trong bối cảnh nước Pháp vừa có Tổng thống và Chính phủ mới với các chính sách nổi bật là thúc đẩy cải cách và đổi mới, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, thông qua các buổi làm việc, các cuộc tiếp xúc với các đối tác của Pháp, ông nhận thấy chính sách đối ngoại của chính quyền mới của Pháp đối với khu vực Đông Nam Á về cơ bản sẽ tiếp nối đường hướng lớn của Chính phủ tiền nhiệm.
Đồng thời tiếp tục coi trọng và thúc đẩy quan hệ với khu vực và các nước thành viên với tư cách là một cộng đồng phát triển năng động và ngày càng có vai trò và tiếng nói quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.
Về kinh tế, ASEAN được đánh giá là một thị trường chung tiềm năng, nhất là sau khi trở thành Cộng đồng chung vào cuối năm 2015 với hơn 600 triệu dân, tạo cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ASEAN tiếp tục liên kết sâu rộng hơn và đóng vai trò quan trọng hơn tại khu vực.
Do vậy, Pháp ưu tiên thúc đẩy quan hệ kinh tế với ASEAN để tranh thủ lợi thế thị trường chung của khu vực, bên cạnh đó, đón đầu cơ hội mang lại từ quá trình hình thành mạng lưới các khu vực mậu dịch tự do (FTA) của ASEAN với từng đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand… cũng như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Với mục tiêu đó, Pháp chú trọng hỗ trợ lĩnh vực tư nhân và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư và kinh doanh với thị trường ASEAN trong các lĩnh vực thế mạnh như công nghệ, số hóa, môi trường, hạ tầng, sản xuất chế tạo…
Về chính trị, an ninh - quốc phòng, Pháp ủng hộ những nỗ lực của ASEAN đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác vì phát triển và xây dựng cấu trúc an ninh khu vực. Đặc biệt, Pháp tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông, thúc đẩy tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không tại khu vực.
Đối với Việt Nam, lãnh đạo Pháp nhiều lần khẳng định mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, hướng tới một tầm nhìn lâu dài và bền vững, đáp ứng lợi ích của cả hai nước và đem lại nhiều cơ hội và triển vọng hợp tác, cả trên bình diện song phương lẫn đa phương.
Trong thời gian tới, bên cạnh chính trị - ngoại giao, trao đổi đoàn cấp cao, hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân vẫn tiếp tục là những lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ nhằm hướng tới kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập Đối tác chiến lược giữa hai nước vào năm 2018./.
Xem thêm:
>>>Hội nghị AMM 50: ARF cần tăng tính hành động và các sáng kiến thiết thực
>>>Cộng đồng ASEAN - Hội nghị AMM 50: ASEAN+3 nhất trí tăng cường hợp tác tài chính
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cộng đồng ASEAN - Hội nghị AMM 50: ASEAN+3 nhất trí tăng cường hợp tác tài chính
15:41' - 07/08/2017
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 3 đối tác gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAn và Trung Quốc: Chính thức thông qua dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
15:21' - 06/08/2017
Các nước ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vào chiều 6/8, sau gần 4 năm bắt đầu khởi động đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị AMM 50: Khẳng định hiệu quả hợp tác ASEAN và các nước đối tác
12:40' - 06/08/2017
Sáng nay 6/8, hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước đối tác Canada, Hàn Quốc và New Zealand (ASEAN+1) đã diễn ra tại Manila, Philippines .
-
Kinh tế Thế giới
Các ngoại trưởng ASEAN thông qua dự thảo khung COC
17:20' - 05/08/2017
Các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được sự nhất trí về dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
-
Kinh tế Thế giới
Chênh lệch phát triển nội khối: "Hòn đá" cản đường ASEAN
05:30' - 05/08/2017
Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề chênh lệnh trong phát triển và năng lực giữa các quốc gia thành viên để hướng tới một ASEAN toàn diện và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua dự thảo Bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Trung Quốc
20:14' - 04/08/2017
Chính phủ vừa thông qua nội dung dự thảo Bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN - Trung Quốc giữa Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.