Nhìn lại thế giới 2017: Nước Nga vững vàng trong thử thách
Nước Nga chuẩn bị bước vào năm 2018, năm bầu cử tổng thống quan trọng, với “thế và lực” mới. Bất chấp việc phải đối mặt với vô số khó khăn, thách thức trong năm 2017, song những thành công không thể phủ nhận của nước Nga cả trên mặt trận đối ngoại cũng như đối nội đang chứng minh nước Nga đã lấy lại vị thế và giành lại được tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Hình ảnh nước Nga năm 2017 gắn với những lần “vượt qua sóng gió” khi phương Tây và Mỹ liên tục siết chặt các biện pháp trừng phạt, nguy cơ bị khủng bố tăng cao, trong khi giá dầu mỏ, nguồn thu ngân sách chủ yếu, vẫn ở mức thấp.
Thậm chí, trên đấu trường thể thao quốc tế, nước Nga cũng lâm vào thế “bị o ép” với việc Nga bị cấm tham dự Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang 2018 do cáo buộc về “chương trình doping của nhà nước", dù Moskva đã nhiều lần bác bỏ.
Duy trì tăng trưởng kinh tế có thể coi là “điểm sáng” về đối nội của Nga trong bối cảnh Moskva trong suốt hơn 3 năm qua vẫn phải chống chọi với các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giá “vàng đen” vẫn lẹt đẹt ở mức thấp.
Sự hỗ trợ của chính phủ cho một số lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp, các ngành sản xuất những mặt hàng thay thế nhập khẩu, cũng như các cuộc cải cách cấu trúc, đã phát huy tác dụng, giúp đưa Nga thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài và bước vào giai đoạn tăng trưởng năng động hơn, bền vững hơn.
Giải thích sự hồi sinh “mạnh mẽ” này, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin cho rằng chính các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây trong một chừng mực nào đó lại “giúp” Nga phát triển nền kinh tế.
Nói cách khác, nền kinh tế Nga đã thích ứng một cách thần kỳ với bối cảnh mới. Đối phó với các lệnh trừng phạt, Nga chú trọng nhiều hơn đến chính sách kinh tế và thương mại hướng vào giải quyết các vấn đề trong nước, đồng thời phát huy nội lực và mở rộng tìm kiếm các đối tác mới.
Những biện pháp cải cách này đã bắt đầu “đơm hoa kết trái”, giữ cho kinh tế Nga lấy lại đà tăng trưởng, trong khi thâm hụt ngân sách duy trì dưới mức 2,2% GDP và lạm phát ở mức thấp kỉ lục 2,5% và dự trữ tài chính tiếp tục tăng lên đạt hơn 425 tỷ USD.
Thành tích kinh tế ấn tượng nhất của Nga năm 2017 phải kể đến ngành nông nghiệp với việc Moskva chính thức trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và sản lượng ngũ cốc năm nay ước đạt hơn 130,5 triệu tấn.
Thậm chí, xuất khẩu lương thực của Nga đã kịp “soán vị trí” thứ hai của ngành xuất khẩu vũ khí về nguồn thu đóng góp vào GDP đất nước. Nền kinh tế Nga vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với giới đầu tư nước ngoài chung và các doanh nghiệp phương Tây nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào kinh tế Nga năm 2017 tăng gấp đôi so với năm 2016, đạt 23 tỉ USD.
Để đưa nước Nga đi vào quỹ đạo phát triển bền vững, Tổng thống Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) đã thực thi hàng loạt biện pháp mạnh, từ chống tham nhũng tới cải tổ cơ cấu bộ máy. Trong năm qua, Nga đã khởi tố gần 15 nghìn vụ án tham nhũng, hơn 7.000 đối tượng phải ra trước vành móng ngựa, trong đó không ít nhân vật là cán bộ cấp cao.
Hàng loạt tỉnh trưởng và tướng lĩnh bị miễn nhiệm hoặc thuyên chuyển công tác… Sự quyết liệt của ông Putin trong điều hành đất nước nhận được sự ủng hộ cao của người dân Nga.
Đương đầu với những mối đe dọa an ninh quốc gia, trong đó có việc Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không ngừng tăng cường vũ khí và sự hiện diện của quân đội ngay sát biên giới Nga, Tổng thống Putin đã yêu cầu đẩy mạnh cải cách quân đội để đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhờ đó, đến nay quân đội Nga đã gần như “lột xác” và được trang bị nhiều loại vũ khí tối tân có khả năng đáp trả bất cứ mối đe dọa nào từ bên ngoài.
Bên cạnh những thành tựu đối nội, có thể nói thành công lớn nhất của Nga trong năm 2017 là thuộc lĩnh vực đối ngoại. Những đóng góp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào việc giải quyết các “điểm nóng” trên thế giới năm 2017 đã giúp Nga ngày càng củng cố uy tín trên trường quốc tế, khẳng định vai trò chủ đạo trên thế giới.
Trong tình thế bị Mỹ và phương Tây cô lập, chính sách “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương giúp quan hệ giữa Nga với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, không ngừng được củng cố, mở rộng và tăng cường.
Moskva và Bắc Kinh phối hợp nhịp nhàng trong nhiều hồ sơ quốc tế nóng bỏng tạo nên thế đối trọng “ngang ngửa” với phương Tây, trong khi đó kim ngạch thương mại song phương cũng đang hướng tới mức 80 tỷ USD trong năm nay. Vị thế của nước Nga tại khu vực Á-Âu cũng ngày càng được khẳng định thông qua Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Không dừng lại ở đó, vai trò và vị thế quốc tế của Nga đã tăng lên rõ rệt sau khi Nga hoàn tất “sứ mệnh” hỗ trợ Chính phủ Syria tiêu diệt các tay súng của “Tổ chức Nhà nước” (IS) theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
“Khúc khải hoàn” của Syria quét sạch IS ra khỏi lãnh thổ nước này, không chỉ tạo bước ngoặt trong cuộc chiến tiêu diệt khủng bố IS ở Trung Đông, mà còn giúp Nga củng cố ảnh hưởng ở cả khu vực Trung Đông.
Vai trò của Nga trong tiến trình giải ở Syria, việc Nga sẵn sàng trở thành "một nhà trung gian công bằng" giữa Israel và Palestine nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông đang có nguy cơ bị đóng băng vĩnh viễn sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel... đang khiến Nga trở thành một đối tác giữ vai trò tích cực và quan trọng ở khu vực.
Ảnh hưởng của Nga tăng mạnh khiến nhiều quốc gia trong khu vực, vốn là đồng minh thân cận của Mỹ, như Saudi Arabia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ...thay đổi chính sách theo hướng tăng cường quan hệ chặt chẽ với Moskva.
Những kết quả đối ngoại như vậy khiến Nga được xem là “một lực lượng đang thiết lập trật tự thế giới mới” như phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Nước Nga đã vững vàng vượt qua mọi thách thức của năm 2017, song để hướng tới một đất nước hiện đại hơn, thịnh vượng hơn và giàu mạnh hơn, nước Nga vẫn sẽ gặp không ít khó khăn, trước hết là do căng thẳng trong quan hệ với Mỹ và phương Tây.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã tuyên bố “Nước Nga sẽ chỉ tiến lên phía trước, và không bao giờ có thế lực nào có thể cản đường đất nước”.
Sự tin tưởng của người dân vào Tổng thống Putin, với mức tín nhiệm luôn trên 80% trong thời gian gần đây, đang tiếp thêm động lực cho nhà lãnh đạo Nga trên con đường khôi phục vị thế siêu cường của đất nước trong tương lai./.
>>> Nhìn lại thế giới 2017: Mỹ cảnh giác trước nguy cơ gây bất ổn của Bitcoin
>>> Nhìn lại thế giới 2017: Năm nhiều biến động trong quan hệ EU-Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Nga - Việt Nam phát triển năng động, hiệu quả
13:26' - 22/12/2017
Năm 2017 đánh dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển hợp tác Liên bang Nga - Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, kỹ thuật, quân sự và nhân văn.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chỉ trích biện pháp trừng phạt mới của Mỹ
18:04' - 21/12/2017
Điện Kremlin đã chỉ trích lệnh trừng phạt mới nhất mà Mỹ áp đặt đối với 5 công dân Nga, coi động thái này là "bất hợp pháp và thù địch", đồng thời khẳng định Moskva sẽ đáp trả tương xứng.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chuẩn bị đối phó với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ
18:26' - 20/12/2017
Ngày 20/12, Điện Kremlin cho biết Nga đang chuẩn bị các biện pháp đối phó trước khả năng Mỹ và các nước khác áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này