Nhìn từ kết quả tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn
Sau 22 năm thực hiện và triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa X đến nay, ngành Điện Việt Nam mà trực tiếp là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa lưới điện hạ áp nông thôn về đích trước thời gian Quốc hội quy định.
Từ khi thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (năm 1995) và nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn luôn được EVN đặc biệt quan tâm.Một mặt EVN tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện cấp điện cho các huyện, xã, hộ dân chưa có điện nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện, một mặt tăng cường quản lý cung cấp điện sau khi lưới điện được xây dựng thông qua việc tiếp nhận quản lý lưới điện hạ áp nông thôn để các hộ dân được sử dụng điện có chất lượng và mua điện theo giá do Chính phủ qui định.
EVN cho biết, tháng 11/1997 là một dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho việc phát triển lưới điện hạ áp nông thôn của Việt Nam khi Nghị quyết kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa X đã giao cho ngành Điện xây dựng quy chế trực tiếp quản lý lưới điện nông thôn, tính lại giá bán điện hợp lý, trước mắt công bố giá trần áp dụng đối với nông thôn.Nghị quyết cũng giao ngành Điện cùng các bộ hữu quan lập phương án trình Chính phủ quyết định việc đầu tư xây dựng các công trình điện nông thôn theo tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Đến Nghị quyết kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa X đã cụ thể hóa một trong những chỉ tiêu quan trọng như: “Phấn đấu nâng số xã có điện lên 71%. Ban hành quy chế ngành điện lực trực tiếp quản lý lưới điện nông thôn”.Song hành với đó là các chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ trong việc hiện thực hóa các chỉ tiêu về lưới điện hạ áp nông thôn thông qua hàng loạt các quyết định, cơ chế chính sách.
Theo EVN, vào thời điểm những năm 1997,điện lưới quốc gia mới được cung cấp đến 426 huyện, đạt tỷ lệ 90,6%; 5.698 xã, đạt tỷ lệ 63,2% và 6.031 nghìn hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia. Tức là mới chỉ có 50,76% hộ dân nông thôn cả nước, tương đương hơn 30 triệu người chưa được sử dụng điện. Nhưng đến năm 2010, cả nước đã có 100% số huyện có điện, năm 2018 có 100% xã có điện và đến năm 2019 có 99,47% hộ dân có điện; trong đó có 99,18% hộ dân nông thôn có điện. Mức độ phủ điện của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực như Philippine 93%, Indonexia 98,1%, Ấn Độ 92,6% và Lào 93,6%. Lưới điện hạ áp nông thôn trước đây là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế địa phương vì những yếu kém từ cơ sở hạ tầng, khả năng quản lý và vận hành tại địa phương.Nghị quyết kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa X đã cởi trói về cơ chế và chính sách để đẩy nhanh tốc độ cải tiến lưới điện hạ áp nông thôn và cải thiện khả năng cung cấp điện đến từng người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa.
Có thể nói việc cải thiện lưới điện hạ áp nông thôn của Việt Nam đã đóng góp rất lớn cho việc phát triển kinh tế các địa phương nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Khi tổng kết 15 năm điện khí hóa nông thôn và vận động vốn ODA cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Điện khí hóa nông thôn, bà Victoria Kwa Kwa, nguyên Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã thành công rất ấn tượng trong lĩnh vực điện khí hóa nông thôn và trở thành mô hình mà WB muốn nhân rộng ở nhiều nước.Để có được kết quả khả quan này, các chuyên gia ngành điện cho rằng trong các năm qua, EVN đã thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ để cải tạo và đầu tư xây dựng mới lưới điện nông thôn.
Tổng số vốn đầu tư cho hạ tầng lưới điện nông thôn đã tới hơn 120.000 tỷ đồng, riêng nguồn vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế hơn 78.300 tỷ đồng (tương đương 3,7 tỷ USD).
Cùng với tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn thôn, EVN cũng thực hiện tiếp nhận lưới điện và cung cấp điện trực tiếp tại 11/12 huyện đảo: Cát Hải, Bạch Long Vỹ, Vân Đồn, Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và Kiên Hải.Sau khi tiếp nhận, EVN đã đầu tư tăng cường hệ thống điện, cấp điện bằng lưới điện quốc gia cho các huyện đảo với tổng vốn đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng.
Đặc biệt, việc quản lý cung cấp điện tại khu vực nông thôn được EVN thực hiện bằng nhiều giải pháp như phối hợp với các địa phương tập trung tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn thôn, giải quyết những bất cập khi các tổ chức quản lý điện địa phương không đủ năng lực quản lý, hộ dân nông thôn phải đóng góp nhiều chi phí và mua điện với giá cao. Từ xuất phát điểm EVN chỉ quản lý bán điện trực tiếp tại 2.126 xã có điện, chiếm tỷ lệ 24%, EVN hiện đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của hơn 6.000 xã, cung cấp điện trực tiếp tới các hộ dân nông thôn.Sau khi EVN tiếp nhận đã cải tạo đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn tối thiểu bình quân mỗi xã khoảng 1,5 tỷ đồng, đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng điện ngay sau khi tiếp nhận và xây dựng kế hoạch đầu tư cho mỗi xã khoảng từ 5-10 tỷ đồng để hoàn chỉnh hệ thống điện.
Với tỷ lệ 100% số xã, phường, thị trấn có điện, việc chuyển cho EVN tiếp nhận và vận hành lưới điện hạ áp nông thôn đã cho thấy sự đúng đắn, kịp thời trong việc thay đổi cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn.
Qua việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, tăng tỷ lệ hộ dân được cung cấp điện lên tới 99,18%, EVN đã góp phần thực hiện thành công Chương trình nông thôn mới, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế trên khắp vùng miền Tổ quốc.
Những nỗ lực của EVN đã được Đảng và Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2020 ./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Bình Định tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn
13:36' - 22/10/2019
Ngày 21/10, Công ty điện lực Bình Định (PC Bình Định) đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với 1.271 hộ dân tại xã Hoài Thanh Tây (Hoài Nhơn).
-
Chuyển động DN
Bàn giao hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn đang gặp khó
18:04' - 30/09/2019
Việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn lại đang gặp khó khăn, vướng mắc tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
-
Doanh nghiệp
Triển khai các phần mềm tự động hóa để xây dựng lưới điện thông minh
16:25' - 25/07/2019
Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin đã tiên phong phát triển các giải pháp phần mềm tự động hóa để triển khai áp dụng rộng rãi trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.