NHNN: Kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản và các dự án BOT, BT giao thông
Chiều 22/4, tại cuộc họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2021 và kỷ niệm 70 năm thành lập ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt trên cơ sở theo dõi sát diễn biến, dự báo kinh tế vĩ mô và thị trường nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2021 bình quân khoảng 4%, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thanh khoản và duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, diễn biến tỷ giá, cung cầu ngoại tệ để điều hành tỷ giá phù hợp, thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng phù hợp theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh phải, kiểm soát chặt tín dụng trong những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông, chứng khoán; triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để phục hồi sản xuất kinh doanh.Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, đến 16/4, tín dụng đã tăng trưởng 3,34% so với cuối năm 2020.
Tính ra đà tăng của tín dụng đã bắt đầu chững lại, trong nửa tháng tín dụng chỉ tăng 0,41%. Bởi trước đó, theo thống kê tháng 1 tăng trưởng tín dụng 0,76%; đến tháng 2 có giảm nhẹ còn 0,66% do diễn biến dịch COVID-19 bùng phát trở lại; đến tháng 3 cầu tín dụng tăng mạnh đạt mức 2,93%.
Về điều hành tín dụng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng cả năm là 12%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên tinh thần đồng hành và chia sẻ. Các tổ chức tín dụng cũng quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng.
Tính đến 5/4/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 262 nghìn khách hàng với dư nợ 357 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 663 nghìn khách hàng với dư nợ 1,27 triệu tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi từ 21/1/2020 tới nay là 2,16 triệu tỷ đồng với hơn 456 nghìn khách hàng được vay.
Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt; khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện; thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được đẩy mạnh; thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công được mở rộng (hiện có 92,3% các giao dịch thu ngân sách được thực hiện qua ngân hàng hay 94,35% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng).
Đến 31/3, có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động.
So với cùng kỳ 2020, giao dịch qua kênh internet tăng 55,9% về lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về lượng và 103% về giá trị giao dịch; giao dịch qua kênh QR code tăng 83% về lượng và 146% về giá trị.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, từ đầu năm tới nay đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo thanh khoản thông suốt cho hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho tổ chức tín dụng, qua đó giảm áp lực lên lãi suất huy động và cho vay.
Theo Ngân hàng Nhà nước đến ngày 16/4, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 2,9% so với cuối năm 2020 và tăng 15,66% so với cùng kỳ.
Thanh khoản hệ thống thông suốt. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm 0,1% so với tháng 12/2020.
Trong quãng thời gian đầu năm 2021, một số lĩnh vực có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với bình quân như tín dụng bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Thế nhưng sự sôi động của thị trường bất động sản, chứng khoán trong nước và thế giới thời gian qua cũng tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động các ngân hàng./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Sốt giá bất động sản: "Bài học" 10 năm chưa cũ từ thẩm định cho vay
14:55' - 18/04/2021
Trong bối cảnh sốt đất diễn ra ở nhiều nơi, việc cho vay mua nhà đất lại đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến khâu thẩm định dự án, quản lý tín dụng bất động sản của các tổ chức tín dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường
17:33' - 05/04/2025
Trong tuần, giá USD trong nước ghi nhận biến động mạnh trong phiên 3/4, thời điểm ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng tới 46% cho hàng hóa Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD phục hồi sau cú trượt dài
13:20' - 05/04/2025
Chỉ số đồng USD đã tăng 0,98% lên 103 trong phiên giao dịch chiều ngày 4/4.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7: Thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vùng
11:15' - 05/04/2025
Ngân hàng nhà nước chi nhánh Khu vực 7 được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Ngân hàng nhà nước 4 chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK ra mắt gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện
09:57' - 05/04/2025
Gói tài trợ cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt và tối ưu cho doanh nghiệp đang hoặc sẽ tham gia các dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
-
Tài chính & Ngân hàng
Rút ngắn hơn thời hạn giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động
21:32' - 04/04/2025
Ước quý I/2025, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết cho 20.925 người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, tăng 36,27% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính toàn cầu: Một ngày “náo loạn”
09:57' - 04/04/2025
Một chuyên gia quản lý tài sản cảnh báo: “Các dòng vốn tháo chạy khỏi Mỹ đang ở mức khổng lồ”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng TP.HCM phục hồi: Vốn chảy mạnh vào sản xuất – kinh doanh
17:22' - 03/04/2025
Dù khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, tuy nhiên điểm tích cực là dòng tín dụng có xu hướng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hà Nội thu ngân sách quý I đạt gần 50% kế hoạch năm 2025
16:26' - 03/04/2025
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong quý I/2025 đạt 250,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 49,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc nhích tăng, đồng won vẫn chịu áp lực
08:17' - 03/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của BoK cho biết, tính đến cuối tháng Ba, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đạt 409,66 tỷ USD, tăng 450 triệu USD so với tháng trước đó.