Nhóm chuyên gia Nhật Bản đề xuất tăng gấp đôi vốn ODA
Một nhóm chuyên gia Nhật Bản ngày 9/12 khuyến nghị nước này cần tăng gấp đôi ngân sách cho viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong 10 năm tới để giúp bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nhật cũng như góp phần xây dựng một thế giới dựa trên pháp trị.
Trong gói đề xuất gửi Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi, nhóm chuyên gia gồm 8 thành viên do chính phủ chỉ định cho rằng Nhật Bản "cần ấn định một thời hạn rõ ràng để đạt mục tiêu", như trong 10 năm tới tăng ngân sách ODA lên 0,7% tổng thu nhập quốc dân (GNI) từ mức 0,34% hiện nay. Theo ủy ban trên, mục tiêu 0,7% GNI đã được quốc tế công nhận tại một phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970.
Đề xuất được đưa ra vào thời điểm Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị sửa đổi hiến chương về ODA vào năm tới - lần sửa đổi đầu tiên kể từ năm 2015.
Sau khi tiếp nhận gói đề xuất, Ngoại trưởng Hayashi cho biết những đề xuất này "rất rõ ràng về cách thức Nhật Bản sử dụng hợp tác phát triển một cách chiến lược". Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh việc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế là hết sức quan trọng đối với Nhật Bản, đặc biệt là năm 2023 khi nước này tiếp quản cương vị Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), để nước này có thể chủ động ứng phó với những thách thức ngoại giao đang ngày càng gia tăng.
Sau các đề xuất nói trên, Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra dự thảo hiến chương ODA để Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida thông qua trong nửa đầu năm 2023.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, vốn ODA của Nhật Bản năm 2020 khoảng 20,3 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm trước đó. Ngân sách dành cho ODA của Nhật Bản trên cơ sở ban đầu đã giảm một nửa so với mức cao nhất vào năm 1997, trong bối cảnh tài chính eo hẹp. Nợ công của Nhật Bản hiện đã cao gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo ủy ban chuyên gia, Nhật Bản cần nâng cao chất lượng và số lượng của ODA để sử dụng nguồn viện trợ này một cách chiến lược như một trong những công cụ quan trọng nhất cho chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Cụ thể, ODA của Nhật Bản cần góp phần hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Khi thông qua hiến chương ODA hiện hành vào năm 2015, Chính phủ Nhật Bản trên thực tế đã gỡ bỏ lệnh cấm hỗ trợ các lực lượng quân sự nước ngoài miễn là vốn ODA được sử dụng cho các mục đích phi quân sự như cứu trợ thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động bảo vệ bờ biển.
Ủy ban chuyên gia gồm các thành viên là học giả và lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng Nhật Bản cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng viện trợ cho các mục đích phi quân sự "với tư cách là một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa hòa bình."/.
- Từ khóa :
- viện trợ phát triển chính thức
- ODA
- nhật bản
Tin liên quan
-
Tài chính
Còn hơn 1.700 tỷ đồng các dự án ODA giao thông cần giải ngân trong năm 2022
20:54' - 03/12/2022
Tính đến hết tháng 11/2022, các dự án ODA của ngành giao thông vẫn còn hơn 1.700 tỷ đồng chưa giải ngân, trong đó tập trung ở 8 dự án cần giải ngân lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, ODA, chuyển giao công nghệ
19:23' - 26/09/2022
Nhật Bản tiếp tục ủng hộ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng, ODA, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường nông sản và lao động, hợp tác giữa các địa phương hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ dự án ODA xây dựng 6 cầu mới thay thế cầu yếu trên các quốc lộ
15:40' - 14/09/2022
Tiến độ xây dựng 6 cầu thuộc dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1 đã đạt sản lượng khoảng 15%, cơ bản đáp ứng kế hoạch.
-
Tài chính
Nhật Bản sắp điều chỉnh chính sách cấp vốn ODA
10:03' - 06/09/2022
Tokyo dự định sẽ sử dụng vốn ODA một cách chiến lược bằng cách chỉ rõ quan điểm của nước này là tìm kiếm một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở cửa, đồng thời tăng cường an ninh kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Đức tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm
10:19' - 01/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, đối với nền kinh tế hướng đến xuất khẩu của Đức, tranh chấp thuế quan do Tổng thống Mỹ khởi xướng là một yếu tố đặc biệt tiêu cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:32' - 30/04/2025
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Ý kiến và Bình luận
CEBR: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN vào năm 2036
14:21' - 30/04/2025
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia và là nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới vào năm 2036.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ UPeace ca ngợi nỗ lực xây dựng hòa bình của Việt Nam
09:13' - 30/04/2025
Thời gian qua, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy tính linh hoạt và quan điểm đối thoại để giải quyết những khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga đánh giá hành trình phi thường của Việt Nam
08:43' - 30/04/2025
Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định kể từ sau khi thống nhất hoàn toàn năm 1975, Việt Nam đã có bước thay đổi to lớn, vươn mình trở thành quốc gia có vị thế quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975
08:43' - 30/04/2025
Bài viết trên Báo Pasaxon đã chỉ ra những lý do để Việt Nam giành được thắng lợi to lớn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới chia cắt là rủi ro lớn nhất cho thị trường
10:25' - 29/04/2025
Đây là nhận định của ông Nicolai Tangen, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Norges Bank Investment Management (NBIM), Quỹ đầu tư trị giá 1.800 tỷ USD của Na Uy.
-
Ý kiến và Bình luận
Reporte Asia ca ngợi chiến thắng lịch sử của Việt Nam
09:37' - 29/04/2025
Reporte Asia – trang tin điện tử tiếng Tây Ban Nha vừa đăng tải bài viết dài ca ngợi ý nghĩa vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mexico ca ngợi chiến thắng lịch sử của Việt Nam
09:10' - 29/04/2025
Bài viết nêu bật chiến thắng sau 55 ngày đêm Giải phóng miền Nam hay Chiến dịch Hồ Chí Minh đã chấm dứt cuộc chiến tàn khốc nhất của thời hiện đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc.