Nhốt "quyền lực đen" trong "lồng" thể chế: Bài 3 - Diệt sâu triệt từ gốc
Lành mạnh hóa thị trường rõ ràng là việc cần làm để tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và tăng niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên để làm được cũng không phải là câu chuyện đơn giản do các hoạt động tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Vấn đề đặt ra lúc này là cần “diệt sâu phải triệt từ gốc”.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng từ năm 2013-2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã chỉ ra, một trong những hạn chế, bất cập dẫn đến tham nhũng hiện nay là thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, còn nhiều khiếm khuyết, tạo kẽ hở, điều kiện thuận lợi cho một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát rất lớn tài sản công.Điển hình là các quy định về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp còn lỏng lẻo, để xảy ra nhiều vi phạm; quy định về quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều sơ hở, nhất là quy định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, lãng phí đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi.
Theo TS Nguyễn Xuân Trường, Ban Nội chính Trung ương, lợi ích mà tham nhũng hướng đến không chỉ dừng lại ở vật chất nữa, mà còn phi vật chất, không chỉ diễn ra trong khu vực công, mà còn trong khu vực tư, có sự móc nối, câu kết chặt chẽ giữa người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước với doanh nghiệp... Đấu tranh với tham nhũng, làm trong sạch lại thị trường khó khăn là vậy song không thể không làm và càng không thể lùi bước.Phát biểu tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra ngày 11/8/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Với tinh thần đó, năm 2022, Tổng bí thư cũng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để không chế tham nhũng; cụ thể hóa, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, bảo đảm thực chất, hiệu quả.
Quay trở lại những vụ việc vi phạm thao túng thị trường chứng khoán gần đây, các công cụ kỹ thuật, các quy định pháp luật hiện nay không phải không có với các hành vi vi phạm trên thị trường, song vấn đề là cần ngăn chặn sớm để không còn hiện tượng “con voi chui lọt lỗ kim” như vậy. Không phải đến khi có những vi phạm lớn, dư luận quan tâm mới vào cuộc, tránh hành vi thao túng lũng đoạn kéo dài một thời gian, tác động lớn tới thị trường, ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Các chuyên gia cho rằng, hoạt động giám sát hiện nay vẫn còn khá lỏng lẻo tạo ra nhiều khoảng trống. Hoàn thiện điều này sẽ góp phần làm minh bạch các hoạt động đầu tư trên thị trường, ngăn ngừa các hành vi trục lợi và phát triển thị trường bền vững hơn. Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán, các quy định pháp lý cũng cần phát triển để theo kịp và tốt hơn hết là chủ động đi trước, tạo nền tảng cho sự phát triển các định chế mới, tạo nền tảng cho sự tham gia có hiệu quả của toàn xã hội vào việc giám sát, tuân thủ trên thị trường; đồng thời cần xây dựng một văn hóa độc lập, khách quan, trung thực trong mọi hoạt động của thị trường. Hay như đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường này đã phát triển ngoài mong đợi của các nhà quản lý, song vẫn còn nhiều yếu tố chưa bền vững. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu ồ ạt không có đảm bảo, không công khai minh bạch trong hoạt động...Những bất cập trong cơ chế quản lý giám sát, nhất là đối với mục đích sử dụng vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể làm biến tướng ý nghĩa của kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả này. Thậm chí còn khiến trái phiếu doanh nghiệp có thể trở thành thị trường rủi ro rất lớn, gây nguy hại đến một phương thức huy động vốn rất quan trọng trong nền kinh tế.
Việt Nam đã trải qua một thời kỳ dài cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, doanh nghiệp tư nhân đã phát triển mạnh với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn lớn. Nhiệm vụ cần tập trung lúc này là đảm bảo thị trường lành mạnh dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Do đó, bên cạnh cải cách doanh nghiệp, nhà nước cũng cần tập trung quản lý thị trường, đặc biệt là hành vi thao túng thị trường ở những tập đoàn lớn. Cần phải khẳng định rằng, yếu tố quan trọng nhất để phục hồi kinh tế là tạo một môi trường minh bạch, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy chuỗi cung ứng... Ngoài ra, tạo một thị trường tài chính ổn định, đảm bảo hệ thống thủ tục thông thoáng, minh bạch cũng giúp Việt Nam thực thi hiệu quả Chương trình phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, tạo nền tảng phát triển kinh tế bền vững.Những vụ án mới được khởi tố gần đây là một thông điệp rõ ràng, chắc chắn rằng không có một "quyền lực đen" nào có thể lợi dụng kẽ hở của thị trường để "lộng hành" thao túng thị trường. Không ai có thể lạm quyền, lộng quyền, làm trái, bất chấp nguyên tắc, quy định, quy chế, thể chế để vụ lợi.
"Quyền lực đen" đó sẽ phải được nhốt vào chiếc "lồng" thế chế, dựa trên các quy định, chính sách. Và đương nhiên, các cơ chế chính sách vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo công khai, minh bạch mới có thể "triệt" được những "con sâu" từ gốc./.
>>>Nhốt "quyền lực đen" trong “lồng" thể chế: Bài 1 – Truy tận nơi “trú ẩn” cuối cùng
>>>Nhốt "quyền lực đen" trong "lồng" thể chế: Bài 2: Thanh lọc để lành mạnh hơn
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Nhân vụ việc tại Tân Hoàng Minh: Góc nhìn pháp lý trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp
11:02' - 07/04/2022
Nghị định 153/2020/NĐ-CP hiện vẫn còn nhiều “lỗ hổng” trong quy định liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không có tài sản đảm bảo hay tài sản bảo đảm có chất lượng không cao.
-
Doanh nghiệp
Tân Hoàng Minh sẽ ưu tiên vấn đề khách hàng đầu tư trái phiếu
21:19' - 06/04/2022
Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra ổn định.
-
Chứng khoán
UBCKNN yêu cầu công ty chứng khoán báo cáo dư nợ margin của các cổ phiếu họ FLC
00:20' - 06/04/2022
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo về dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán (margin) đối với các cổ phiếu thuộc họ FLC gồm: FLC, AMD, KLF, ART, HAI, ROS, GAB.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem xét trách nhiệm một số tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á
18:54' - 31/03/2022
Từ ngày 28 đến ngày 31/3/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 13.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố và bắt tạm giam hai cán bộ Học viện Quân y liên quan đến Công ty Việt Á
13:08' - 08/03/2022
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai cán bộ của Học viện Quân y liên quan đến kit test COVID-19 của Công ty Việt Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản quý I bứt phá đạt 2,45 tỷ USD
17:11'
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thuỷ sản tháng 3/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 380 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến trái cây ở Trà Vinh
16:27'
Dự án Nhà máy chế biến trái cây Trà Vinh – Greenfood với tổng mức đầu tư gần 380 tỷ đồng đã được khởi công ngày 2/4 tại xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
16:26'
Ngày 2/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
16:26'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp phép cho tàu trọng tải đến 160.000DWT giảm tải vào, rời cảng TC- HICT
16:24'
Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) là cảng container nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.