Nhu cầu nguồn nhân lực ngành điện tử, công nghệ thông tin năm 2021
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (FALMI), năm 2021, thành phố tiếp tục xác định mục tiêu giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới.
Điều kiện khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế và các chủ trương, chính sách trong nước sẽ thúc đẩy phát triển nhanh một số ngành, thu hút nguồn nhân lực tập trung ở lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, tự động hóa, công nghệ thực phẩm, logistics...
Ông Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (FALMI) nhận định, ngành điện tử, công nghệ thông tin thành phố sẽ phát triển nhanh theo hướng công nghiệp phần mềm, kỹ thuật số trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có mức tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng cao.
Nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực này tăng mạnh ở các vị trí: An ninh mạng, lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế và điều hành web, thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ, kỹ sư điện tử, thiết kế vi mạch, kỹ thuật viên điện tử, bảo trì hệ thống điện tử...
Ở lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, thành phố tập trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, giảm thiểu sản phẩm cơ khí gia công đơn thuần, ưu tiên phát triển nhóm ngành như: Cơ khí khuôn mẫu, máy móc thiết bị điện, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp chế biến.
Các nhóm ngành cơ khí được khuyến khích phát triển gồm: Sản xuất dụng cụ gia đình, máy công cụ, máy động lực, dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ... thu hút lực lượng kỹ thuật viên cao cấp, kỹ sư giám sát, điều khiển trung tâm, kỹ sư công nghệ tự động điều khiển dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy, chuyên gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ...
Ở lĩnh vực công nghệ thực phẩm, thành phố tập trung đầu tư khai thác hết năng lực chế biến thực phẩm hiện có và nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm sữa, dầu thực vật, chế biến thịt, thủy sản, hướng phát triển sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng lớn bằng công nghệ hiện đại.
Nguồn nhân lực ở lĩnh vực này là kỹ sư công nghệ thực phẩm, phân phối sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyên gia hương vị, công nhân sản xuất - chế biến thực phẩm, công nhân đóng gói sản phẩm.
FALMI cũng dự báo sự phát triển nhanh của internet sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực ở ngành này là marketing supervisor, digital planning manager (quản lý kế hoạch kỹ thuật số), digital marketing (tiếp thị số), điều phối viên truyền thông, copy writer (người viết quảng cáo)...
Ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm dự báo nhu cầu nhân lực ở các vị trí chuyên viên phát triển mạng lưới, thanh toán quốc tế, kiểm tra dữ liệu, phát triển thị trường, chuyên viên tư vấn đầu tư. Ngành dệt, may, giày da tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư dây chuyền tự động hóa...
Đối với ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện nay tuy giảm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng dự báo sẽ gia tăng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo, nhất là sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực này là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, quản lý nhà hàng, quản lý lữ hành quốc tế, nhân viên tư vấn du lịch có kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, kỹ năng du lịch.
Ngược lại, ngành logistics dự báo cần nhiều nhân lực phục vụ chuỗi cung ứng với các vị trí là nhân viên chứng từ (docs-cus), thanh toán quốc tế, thu mua, nhân viên hiện trường, giao nhận (operations-ops), nhân viên điều vận đội xe, bãi (co-ordinator), quản lý hàng hóa…
Theo FALMI, năm 2021, thị trường lao động thành phố cần khoảng 270.000 - 300.000 chỗ làm việc, trong đó có khoảng 140.000 chỗ làm mới, nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo chiếm 85,8% (gồm trình độ sơ cấp chiếm 25,21%, trung cấp chiếm 21,3%, cao đẳng chiếm 18%, đại học trở lên chiếm 21,29%).
Từ nguồn nhân lực này, thành phố sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh, trọng yếu, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế thành phố, như: Công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí - tự động hóa, chế biến thực phẩm, công nghiệp dược, nhựa, cao su.
Bên cạnh đó, thành phố phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, hình thành trung tâm sản xuất, cung ứng giống cây, giống con chất lượng cao cho khu vực và cả nước.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Deloitte: Tỷ lệ lao động làm việc tại nhà của Anh dự kiến tăng gấp 5 lần vào năm 2025
12:35' - 09/01/2021
Một nghiên cứu của công ty tư vấn Deloitte được công bố mới đây cho thấy tỷ lệ lao động làm việc tại nhà ở Vương quốc Anh dự kiến sẽ tăng lên gấp 5 lần vào năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới chất lượng lao động thích ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế
11:23' - 07/01/2021
Huy động các nguồn nội lực trong nước và có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, Việt Nam sẽ khôi phục được kinh tế, trong phòng chống dịch hiệu quả và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo lao động việc làm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Nhật Bản: Việt Nam nắm bắt được cơ hội kinh tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ
18:24'
Báo điện tử Nikkei của Nhật Bản ngày 20/1 có bài đánh giá về câu chuyện bứt phá ngoạn mục của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành trên toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hút 550 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp
17:01'
Năm 2021, Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 550 triệu USD vốn đầu tư vào các khu chế xuất và công nghiệp thành phố, tập trung ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu và công nghiệp hỗ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải tiến chất lượng hàng hóa để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng
16:58'
Tăng trưởng xuất khẩu cao còn tạo hiệu ứng “lan tỏa”, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: Sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông
16:39'
Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ưu tiên chọn ra một số dự án trọng điểm cấp bách triển khai trong nhiệm kỳ 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sàn thương mại điện tử hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ là địa chỉ mua sắm online uy tín
16:09'
Ngày 21/1, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Liên minh chuyển đổi số DTS đã công bố ra mắt sàn thương mại điện tử hàng Việt Nam chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh nghiệm về giải phóng mặt bằng và chuyển đổi đất rừng các dự án truyền tải
15:37'
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung cho biết, việc bồi thường giải phóng mặt bằng và các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải rất phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiềm năng lớn để phát triển quan hệ thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Canada
15:36'
Việt Nam và Canada đã xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác kinh tế, trong bối cảnh cả hai nước đều là thành viên của CPTPP.
-
Kinh tế Việt Nam
Dư địa phát triển thương mại giữa Việt Nam và Canada còn rất lớn
15:27'
Hiện nay, Canada đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ và ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: TKV phải xây dựng kịch bản để triển khai hiệu quả sản xuất
14:02'
Phó Thủ trướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu TKV cần bám sát vào 8 trọng tâm trong chỉ đạo điều hành cùng 11 nhiệm vụ và giải pháp của Chính Phủ đã đề ra trong năm 2021 để hoàn thành kế hoạch đề ra.