Nhu cầu từ Trung Quốc đang thống trị thị trường vàng
Giá vàng thế giới đã tăng đáng kể từ đầu năm đến nay, nhưng dường như các động lực tăng giá đang dần cạn kiệt. Thị trường vàng đã dao động quanh mức 2.350 USD/ounce trong ba tuần qua, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tỏ ra miễn cưỡng với việc bắt đầu một chu kỳ nới lỏng mới trong bối cảnh lạm phát vẫn tăng cao một cách bướng bỉnh.
Tuy nhiên, một nhà phân tích ngành ngân hàng cho rằng chính sách tiền tệ của Mỹ đang trở thành yếu tố quyết định thứ yếu. Trong khi đó, một số thị trường châu Á đang nổi lên, dần chuyển từ thị trường chấp nhận giá sang thị trường ấn định giá.Sự trỗi dậy của châu ÁTrong bài bình luận mới nhất về thị trường vàng, nhà phân tích kim loại quý tại Natixis Bernard Dahdah chia sẻ rằng thị trường châu Á đã chứng kiến sự phát triển đáng kể từ năm 2008. Theo chuyên qua này, vào năm 2001, thị trường vàng Trung Quốc đã được bãi bỏ nhiều quy định. Tuy nhiên, phải đến cuộc Đại khủng hoảng tài chính cùng những lo ngại về nợ của Mỹ, ngân hàng trung ương và người tiêu dùng Trung Quốc mới bắt đầu coi vàng như một tài sản hấp dẫn.Nhà phân tích của Natixis chia sẻ thêm rằng năm 2013 là một năm quan trọng đối với thị trường vàng Trung Quốc. Ông nói: “Năm đó, Trung Quốc tự khẳng định vai trò đối với thị trường vàng. Trong bối cảnh giá giảm đến 29% trong sáu tháng đầu năm (do nhà đầu tư phương Tây bán tháo vàng vật chất), người tiêu dùng Trung Quốc đã chớp thời cơ mua một lượng lớn kỷ lục 1.400 tấn vàng, khiến giá tăng vọt lên trên mức 1.200 USD/ounce.Kể từ đó, ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng. Năm 2014 đánh dấu một cột mốc quan trọng khác, đó là khi Sàn giao dịch vàng quốc tế Thượng Hải (SGEI) mở cửa cho các nhà đầu tư toàn cầu, trở thành chuẩn mực quốc tế. Năm 2016, SGEI bắt đầu định giá vàng bằng đồng nhân dân tệ và cạnh tranh với các sàn giao dịch tại New York và London với tư cách là cơ quan định giá.Ông Dahdah cho biết, SGEI hiện đã trở thành sàn giao dịch vàng giao ngay lớn nhất thế giới. Chuyên gia này cho rằng thị trường vàng Trung Quốc giờ đây đã có khả năng áp đặt giá đối với toàn bộ thị trường. Đây là điều đã được nhìn thấy trong đợt tăng giá vào tháng Tư vừa qua.
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường vàng toàn cầu là không đáng ngạc nhiên, vì lâu nay nước này vẫn được biết đến với niềm khao khát mãnh liệt về vàng. Ông Dahdah giải thích rằng Trung Quốc là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đóng góp hơn 10% sản lượng toàn cầu.Người mua Trung Quốc, lo sợ trước xu hướng bất động sản sụt giảm kéo dài và những biến động gần đây của thị trường chứng khoán, đang đổ xô vào vàng. Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho biết tiêu thụ vàng ở Trung Quốc đã tăng 5,94% so với một năm trước đó lên 308,91 tấn trong quý đầu tiên của năm 2024. Trong khi đó, nhập khẩu vàng nguyên liệu của nước này cũng tăng 78% trong cùng kỳ, giúp tổng sản lượng vàng tăng 21,16%.Trên toàn cầu, kỳ vọng về việc Mỹ cắt giảm lãi suất và căng thẳng địa chính trị gia tăng đã giúp đẩy giá vàng lên mức cao nhất mọi thời đại trên 2.400 USD/ounce trong năm nay. Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu bền vững từ Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đang tiếp tục thúc đẩy đà tăng giá của kim loại quý này.Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, lượng mua vàng miếng và vàng xu của người Trung Quốc đã tăng 26,77% lên 106,32 tấn, chiếm khoảng 1/3 tổng tiêu thụ.Tâm lý chờ xem đang kiềm chế thị trườngTuy nhiên, sự tăng giá gần đây đã làm giảm nhu cầu mua trang sức vàng. Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho biết: “Giá vàng tăng nhanh, cùng với các yếu tố như phí chế tác trang sức vàng và phí bảo hiểm thương hiệu cao, đã thúc đẩy tâm lý chờ xem của người tiêu dùng, từ đó hạn chế tiêu thụ vàng trang sức và gây áp lực lên các nhà bán lẻ. Ngược lại, do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao, việc tiêu thụ vàng miếng và vàng xu với phí bảo hiểm tương đối thấp đã tăng đáng kể.Trong khi đó, khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch vàng và thị trường tương lai của Thượng Hải tăng lần lượt 32,29% và 14,89% trong quý đầu tiên của năm, khiến các cơ quan chức năng phải can thiệp vì lo ngại về những biến động lớn của thị trường.Không chỉ những người mua sắm bán lẻ, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai và các nhà đầu tư tổ chức mới đều đang mua vàng miếng. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương), giống như các đồng nghiệp toàn cầu, đã tích lũy vàng trong 17 tháng liên tiếp, với tổng dự trữ vàng lên đến 2262,47 tấn tính đến cuối tháng 3/2024.Chuyên gia Ray Jia, người đứng đầu mảng nghiên cứu về Trung Quốc tại Hội đồng Vàng Thế giới, cho biết trong một báo cáo được công bố hồi đầu tháng này rằng nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức có thể tiếp tục trầm lắng khi các mùa lễ hội đã qua và giá vàng trong nước của Trung Quốc liên tục đạt các mức cao kỷ lục.Ông nói: “Mặt khác, hiệu suất đầu tư vào vàng so với các tài sản địa phương khác đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các nhà đầu tư”. Chuyên gia này đồng thời cho biết thêm rằng “điều này có thể đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư vàng tiếp tục tăng mạnh ở Trung Quốc”.Trung Quốc đã nhập khẩu 1.480 tấn vàng trong năm ngoái, mức cao nhất trong 5 năm. Mặc dù mức tiêu thụ vàng của Trung Quốc đã cải thiện đáng kể, ông Dahdah cho biết ông kỳ vọng PBoC sẽ tiếp tục mua vàng trong tương lai gần.Trong 15 năm qua, tổng lượng vàng (mà Trung Quốc) nắm giữ đã tăng từ 600 tấn lên 2.235 tấn (trung bình tăng 109 tấn một năm). Chuyên gia Dadah nói rằng ông kỳ vọng giá vàng sẽ đạt 2.600 USD/ounce vào năm 2025 và trung bình khoảng 2.255 USD/ounce trong năm nay và 2.445 USD/ounce vào năm tới. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng việc giá vàng “leo” lên mức 3.000 USD/ounce là khó xảy ra.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30'
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30'
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.