Nhu cầu tuyển dụng ở ngành công nghệ thông tin tăng lên đáng kể
Bên cạnh đó, kỹ sư phần mềm và kiến trúc sư phần mềm với kinh nghiệm dày dặn có thể đạt mức lương trên 100 triệu đồng/tháng.
Đây là nhận định được Công ty Adecco Việt Nam thuộc Tập đoàn Adecco, đơn vị hàng đầu thế giới về giải pháp nhân sự, đưa ra trong Bản báo cáo hướng dẫn lương năm 2021 vừa phát hành.
Các doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động hiện có. Một số phương pháp phổ biến nhằm nâng cao hiệu suất của nhân viên bao gồm đào tạo nội bộ, đánh giá hiệu quả công việc và bổ nhiệm lại nhân sự.Do đó, các chuyên gia về phát triển nhân tài và bán hàng được săn đón với mức lương hằng tháng tương đối cao, lên đến 80 triệu đồng. Một số lĩnh vực khác cũng đang mở rộng việc săn đón nhân tài bao gồm sản xuất chế tạo, công nghệ tài chính (Fintech), logistics, nông nghiệp và bán lẻ.
Trong ngành tài chính, các vị trí được tìm kiếm hàng đầu là Giám đốc đầu tư cổ phần tư nhân; Giám đốc đầu tư cổ phiếu niêm yết, Giám đốc ngân hàng đầu tư và Trưởng bộ phận Nghiên cứu cổ phiếu cho các công ty FDI; Giám đốc mua bán và sáp nhập, Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính cho các doanh nghiệp được tài trợ bởi các nhà quản lý tài sản từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Hồng Công (Trung Quốc) và Singapore.Nhu cầu tuyển dụng các vị trí trên đây có thể được xem là sự dịch chuyển lao động đáng kể trên thị trường tài chính trong các năm tài chính 2020 và 2021.
Theo Công ty Adecco Việt Nam, bản báo cáo với những thông tin về xu hướng tuyển dụng của thị trường sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường lao động Việt Nam.Đây có thể là một công cụ hữu ích và hiệu quả cho quá trình lập kế hoạch phát triển tài năng chiến lược và quá trình ra quyết định tuyển dụng của các doanh nghiệp trong năm 2021.
Thông tin này cũng giúp người lao động duy trì khả năng cạnh tranh cho tương lai khi nhu cầu nhân lực trong một số ngành sẽ ngày càng khốc liệt.
Đại diện Adecco Việt Nam cũng cho biết: Năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự bùng phát của dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các hoạt động thương mại và sản xuất. Ngành Du lịch và Hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực trong việc ngăn chặn dịch bệnh, Việt Nam được xem là điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng dương và thuộc hàng cao nhất thế giới. Lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đang phục hồi mạnh mẽ sau những tác động ban đầu của đại dịch.
Đồng thời, ngày càng nhiều công ty tái phân bổ chuỗi sản xuất sang Việt Nam trong bối cảnh các nhà máy tại các nước khác đang đóng cửa. Việt Nam cũng đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...
Theo Báo cáo Thương hiệu quốc gia năm 2020, Việt Nam đứng thứ 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới, tăng 9 bậc so với năm 2019./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đại dịch COVID-19 phơi bày những điểm yếu của ngành công nghệ sinh học Canada
10:37' - 17/03/2021
Sau một năm chung sống với COVID-19, nhiều vấn đề về xã hội, thể chế và kinh tế của Canada đã được đại dịch "đưa ra ánh sáng".
-
Công nghệ
Nhật Bản: Tỷ lệ “đặt hàng” sinh viên ngành công nghệ thông tin tăng mạnh
08:35' - 10/03/2021
Kết quả đợt khảo sát mới nhất đối với sinh viên sắp tốt nghiệp tại Nhật Bản cho thấy, có 17,6% sinh viên nhận được lời mời làm việc, trong đó sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45'
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30'
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30' - 02/07/2025
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.
-
Công nghệ
Chiết xuất vàng bền vững từ rác thải điện tử
18:02' - 30/06/2025
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders (Australia) vừa công bố phương pháp mới chiết xuất vàng từ quặng và rác thải điện tử mà không cần đến những hóa chất độc hại như xyanua hay thủy ngân.