Những nút thắt cuối cùng đe dọa FTA Mercosur - EU
Ngày 5/12, Ngoại trưởng Uruguay Omar Paganini cho biết các nước thành viên khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đều ủng hộ việc ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Liên minh châu Âu (EU).
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Montevideo sau cuộc họp thường kỳ Hội đồng Mercosur, Ngoại trưởng Paganini cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 6/12, lãnh đạo các quốc gia thành viên của khối gồm Argentina, Brazil, Uruguay và Paraguay sẽ thông qua quyết định này.
Ông Paganini cũng khẳng định việc Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đang có mặt tại Montevideo cho thấy sự thành công của quá trình đàm phán giữa hai khối, cũng như sự ủng hộ của Chủ tịch EC trong giai đoạn kết thúc “để có thể khép lại giai đoạn đàm phán”.
Ngoại trưởng Uruguay, quốc gia đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Mercosur, nhấn mạnh trong những tuần gần đây, đã có nhiều nỗ lực giải quyết những vấn đề còn tồn đọng giữa hai khối này, trong đó có những khó khăn còn tồn tại từ năm 2019. Ông Paganini tuyên bố những vấn đề này hiện đã có trong văn bản và đã được hoàn thành, đồng thời cho biết tại cuộc họp ngày 6/12, các nhà lãnh đạo sẽ kết thúc đàm phán.
Trong khi đó, Chủ tịch EC von der Leyen cùng ngày nhận định một FTA giữa EU và khối Mercosur đang "trong tầm tay”, song bà vẫn lưu ý rằng triển vọng thỏa thuận này được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 6/12 dường như đang mờ nhạt sau một loạt sự phản đối vào phút cuối.
Nỗ lực của bà von der Leyen nhằm thúc đẩy việc ký kết FTA giữa EU và Mercosur dường như gặp trở ngại sau khi các nguồn tin của chính phủ Italy cho biết "các điều kiện chưa được đáp ứng" để Rome ký thỏa thuận. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 5/12 cũng nhắc lại lời cảnh báo rằng thỏa thuận này với điều kiện hiện tại là không thể chấp nhận được.
Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Bernd Lange nhận định FTA với Mercosur sẽ là “ngọn hải đăng hy vọng” cho EU. Thỏa thuận này "không chỉ mang lại những cơ hội xuất khẩu mới mà còn tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị và kinh tế với các quốc gia Mercosur". Ông Lange cho rằng có thể thỏa thuận này không đáp ứng được tham vọng và mong đợi cao nhất của EU, nhưng lợi thế của thỏa thuận đem lại lớn hơn nhiều so với những yếu điểm của nó.
Đàm phán FTA giữa Mercosur và EU kéo dài tới 25 năm do một số quốc gia thành viên EU còn quan ngại về vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước Mercosur. Tổng thống Brazil Lula da Silva nhiều lần bày tỏ mong muốn ký kết thỏa thuận ngay trong năm 2024.
FTA EU-Mercosur được ký kết sẽ tạo ra một thị trường với khoảng 800 triệu dân và thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ đối với hơn 90% hàng hóa EU xuất khẩu sang khối Nam Mỹ. Thỏa thuận sẽ giúp cho các doanh nghiệp châu Âu tiết kiệm hơn 4,4 tỷ USD mỗi năm tiền thuế hải quan. Ngoài ra, thỏa thuận được trông đợi sẽ tạo điều kiện cho đầu tư của châu Âu vào khối Nam Mỹ, vốn đã đạt khoảng 361,4 tỷ USD.
Mecosur được thành lập chính thức vào năm 1991, hiện có hơn 275 triệu dân và chiếm hơn 82% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của lục địa Nam Mỹ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU và MERCOSUR có thể chưa ký được FTA
17:28' - 03/12/2024
Sự vắng mặt của người đứng đầu EC von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR làm dấy lên nghi ngờ FTA giữa EU và MERCOSUR có thể không được ký kết trong những ngày tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Toàn cảnh thị trường trong 24 giờ đầu nhiệm kỳ của ông Trump
14:42'
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã tạo ra một làn sóng phản ứng trái chiều trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico công bố chính sách ưu đãi cho mục tiêu thu hút 100 tỷ USD vốn FDI
12:20'
Sắc lệnh trên là một phần trong kế hoạch quốc gia "Mexico Plan" mà Tổng thống Claudia tuyên bố hôm 14/1 nhằm đưa Mexico trở thành một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Moody's: Mexico bị ảnh hưởng nặng nhất bởi chính sách thuế mới của Mỹ
11:05'
Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's, Mexico là quốc gia Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách áp thuế mới của Mỹ, khiến nền kinh tế nước này chỉ đạt tăng trưởng 0,6% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đón những công dân đầu tiên bị Mỹ trục xuất
10:35'
Theo kế hoạch, Chính phủ Mexico sẽ tiến hành sàng lọc những người di cư nước ngoài bị Mỹ trục xuất về Mexico trước khi đưa về thủ đô Mexico City lưu trú tạm thời để chờ làm thủ tục hồi hương.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tụt hậu trong cuộc cạnh tranh xe tự hành với Mỹ và Trung Quốc
10:32'
Hàn Quốc đang xuất hiện tâm lý lo ngại khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường xe tự hành toàn cầu có thể bị tụt hậu do các quy định bảo thủ và thiếu hụt nguồn lực về tài chính và nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà xuất khẩu Đức dự kiến doanh số bán hàng tiếp tục giảm
08:14'
Kim ngạch xuất khẩu của Đức dự kiến sẽ giảm 2,7%, chưa tính tới khả năng xung đột thương mại với Mỹ dưới thời của Tổng thống mới Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu khả năng áp thuế hàng hóa Trung Quốc từ 1/2
07:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu, đồng thời cảnh báo khả năng áp thêm 10% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sớm nhất từ ngày 1/2.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng quốc tế về quyết định của Tổng thống D.Trump rút Mỹ khỏi WHO
21:41' - 21/01/2025
Ngày 21/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước này khỏi WHO, đồng thời hy vọng ông sẽ "xem xét lại".
-
Kinh tế Thế giới
Những sắc lệnh đáng chú ý của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay khi nhậm chức
18:50' - 21/01/2025
Ngày 20/1, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập tức cải tổ chính phủ thông qua việc ký loạt sắc lệnh hành pháp, hiện thực hóa cam kết khi tranh cử.