Những bất cập từ sản xuất “3 tại chỗ”
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 tổ chức chiều tối 11/8, đại diện các bộ, ngành tập trung trả lời các câu hỏi liên quan tới chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; các giải pháp để đảm bảo lưu thông hàng hóa cũng như các phương án để làm sao thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" được tốt hơn.
*Sản xuất "3 tại chỗ" còn bất cập Liên quan tới việc sản xuất "3 tại chỗ" còn nhiều bất cập, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đánh giá tại các khu công nghiệp, khu chế xuất việc áp dụng sản xuất "3 tại chỗ" vẫn là phương án tốt đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, mô hình này áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang nhưng khi triển khai áp dụng tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam thì chưa được thành công. Đặc điểm tại phía Nam, các khu công nghiệp đông lao động hơn, có khu công nghiệp lên tới hàng chục nghìn công nhân, lại đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau nên việc di chuyển nhiều hơn, khó kiểm soát. Hơn nữa, chuỗi cung ứng logistics, vận tải bị đứt gẫy cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ". Trong khi chi phí thực hiện "3 tại chỗ" quá cao nên nhiều doanh nghiệp không chịu được thời gian dài. Cùng với việc áp dụng quy định chống dịch tại mỗi địa phương có khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân khiến mô hình chưa được hiệu quả như mong đợi. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Y tế đề xuất một số giải pháp; trong đó có những đề xuất thay đổi trong sản xuất, nếu có F0 thì xử lý như nào; quy định cho phép người lao động được ra ngoài trong trường hợp nào… Bộ Y tế có vai trò quan trọng việc ban hành các quy định này. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp để sớm đưa ra quy định phù hợp đảm bảo sản xuất hiệu quả nhất. Đối với những phản ánh từ doanh nghiệp về những khó khăn trong lưu thông hàng hóa hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều văn bản về việc tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa thiết yếu, nhưng trên thực tế, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng các quy định khác nhau gây ra khó khăn trong lưu thông hàng hóa và sản xuất công nghiệp vì nguyên liệu phục vụ sản xuất bị ách tắc. Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Công Thương đã có văn bản trao đổi với Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa nhưng chưa khắc phục được hoàn toàn tình trạng này. Ngày 27/7, Bộ Công Thương đã có văn bản 4482 gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ có văn bản chỉ đạo về việc tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa; trong đó, Bộ Công Thương đề nghị tất cả hàng hóa đều được lưu thông bình thường, trừ các hàng hóa bị cấm bởi quy định của pháp luật. Chỉ 2 ngày sau, ngày 29/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có văn bản chỉ đạo trên cơ sở đồng ý với ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương. Mặc dù hiện nay hàng hóa về cơ bản đã được lưu thông thuận lợi, ổn định nhưng vẫn còn hiện tượng tài xế gặp khó khăn khi lưu thông qua một số chốt kiểm dịch tại một số địa phương. Bộ Công Thương đề nghị, các địa phương bên cạnh việc tập trung kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại địa phương mình, cần thực hiện yêu cầu vừa chống dịch, vừa tạo điều kiện cho hàng hóa, nguyên liệu sản xuất lưu thông thuận lợi, nhanh chóng. Cũng về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, Bộ đã có các văn bản gửi UBND các địa phương, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tại các địa phương thực hiện đồng loạt một số giải pháp chủ yếu để tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa như không thực hiện kiểm tra tại các chốt kiểm soát, trên tất cả các tuyến đường đối với các phương tiện đã được cấp mã QR Code do ngành giao thông cấp.Phương tiện vận chuyển hàng hóa nào chưa được cấp mã QR Code, lái xe phải trình giấy xét nghiệm kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 còn hiệu lực trong 72 tiếng. Chỉ thực hiện hậu kiểm tại các điểm bốc xếp hàng hóa và đề nghị các địa phương cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định này.
Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xem xét ưu tiên tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 cho đội ngũ lái xe vận tải, các phụ xe, công nhân bốc xếp hàng hóa... *Đẩy nhanh thực hiện các gói hỗ trợ Liên quan đến các chính sách sắp tới theo Nghị quyết cũng như chỉ đạo của Quốc hội đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, về tiến độ triển khai, Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến để báo cáo các bộ, ngành liên quan, tổng hợp để trình Chính phủ, đảm bảo trong phiên họp gần nhất Chính phủ sẽ trình để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Theo đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong quý III và quý IV thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế. Tiền thuê đất cũng dự kiến giảm 30%.
Ngoài ra, dự thảo đề xuất giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các dịch vụ như vận tải, lưu trú ăn uống, du lịch, giải trí… Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc thực hiện các đề xuất nêu trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng. Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, các chính sách của năm 2020 được Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện là gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm các khoản thuế phí, lệ phí. Dự kiến trong năm 2021, khoản hỗ trợ này là 118.000 tỷ đồng…/.- Từ khóa :
- Chính phủ
- thủ tướng
- 3 tại chỗ
- covid-19
- gói hỗ trọ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp kiến nghị thay thế phương án "3 tại chỗ"
19:09' - 11/08/2021
Doanh nghiệp kiến nghị cần tiêm vaccine cho tất cả công nhân, nếu cần thiết xin được lập bệnh viện dã chiến trong khu công nghiệp và phải có phương án thay thế phương án "3 tại chỗ" sau ngày 16/8.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026
09:39' - 11/08/2021
Sáng 11/8, Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức theo hình thức trực tuyến với các địa phương trên toàn quốc, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì đã khai mạc.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất “3 tại chỗ” gặp khó, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp linh hoạt
11:57' - 08/08/2021
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cả nước, giải pháp "3 tại chỗ" sau một thời gian triển khai cũng bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, tổng vốn FDI “đổ vào” Việt Năm tăng 32,6%, cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.