Những con người thầm lặng hy sinh cho hạnh phúc nhà nhà
Xem người bệnh như người thân
Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Minh Bời, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) đã có gần 38 năm công tác trong ngành Y, trong đó có 9 năm phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS; trực tiếp khám, điều trị cho nhiều bệnh nhân AIDS. Với năng lực chuyên môn cao, giàu lòng nhân ái, tận tình khám chữa và điều trị cho bệnh nhân, nhiều người bệnh tôn trọng và quý mến bác sĩ.
Giồng Riềng là huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Kiên Giang. Đa phần người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn, phải đi làm công nhân, lao động tự do ở các tỉnh, thành phố khác nên việc khám, điều trị gặp không ít khó khăn.
“Trước đây có không ít người nhiễm HIV/AIDS do hoàn cảnh khó khăn, tâm lý chán nản, nhận thức không cao, không tuân thủ tốt việc khám, điều trị, thậm chí có một số người bỏ ngang nên điều trị không đạt hiệu quả. Vì vậy, tôi và các đồng nghiệp phải tạo được sự gần gũi, tìm hiểu rõ về từng hoàn cảnh bệnh nhân để hỗ trợ phù hợp, coi người bệnh như người bạn, người thân để động viên, tư vấn, nhắc nhở, giúp họ có điểm tựa, niềm tin, từ đó an tâm điều trị, tuân thủ tốt quy trình khám chữa bệnh”, bác sĩ Bời chia sẻ.
Theo bác sĩ Bùi Minh Bời, công tác phòng, chống HIV/AIDS, hiệu quả điều trị những năm gần đây ngày càng được nâng cao. Hiện nay, trên 98% bệnh nhân không còn khả năng lây lan trong cộng đồng. Tỷ lệ tử vong và bỏ điều trị thấp hơn mức trung bình của cả nước là dưới 1%; người nhiễm HIV chuyển sang AIDS dưới 5%. Hiện tại, khoa quản lý 334 bệnh, trong đó có 234 người đang dùng thuốc ARV.
Ông L.V.C (thường trú xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng) cho biết đã phát hiện nhiễm HIV và bắt đầu dùng thuốc từ tháng 9/2011 đến nay. Trong quá trình điều trị, do hoàn cảnh khó khăn, ông đã đến nhiều tỉnh, thành ở miền Đông Nam Bộ để lao động và có tâm lý chán nản, nhiều lần bỏ ngang dù nhân viên y tế nhiều lần liên hệ, nhắc nhở. Sau một thời gian, sức khỏe xuống cấp và đến lúc điều trị trở lại, ông C được bác sĩ nâng từ phác đồ bậc 1 lên bậc 2.
“Nếu không có sự quan tâm tận tình của bác sĩ Bùi Minh Bời, chắc tôi đã chết vì bệnh. Được bác sĩ động viên, tôi đã hiểu và trân trọng cuộc sống, tuân thủ tốt việc điều trị. Hơn 1 năm nay, sức khỏe tốt hơn, tôi lại tiếp tục đi làm lo cho gia đình, cuộc sống dần ổn định hơn. Tôi rất quý trọng bác sĩ Bời và các anh, chị phụ trách khám, điều trị vì chính họ đã bảo vệ sự sống của tôi”, ông C chia sẻ.
Trau dồi y học và y đức
Là người giỏi chuyên môn, có trách nhiệm trong công tác và tinh thần, thái độ tận tình phục vụ người bệnh, điều dưỡng Lưu Văn Chanh, công tác ở bộ phận lọc thận nhân tạo, Khoa Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Riềng nhiều lần được Sở Y tế tỉnh và UBND tỉnh Kiên Giang tặng giấy khen, bằng khen.
Công việc điều dưỡng khá vất vả và dễ xảy ra xung đột với người bệnh, người nuôi bệnh. Vì vậy, ông thường xuyên nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn để chăm sóc tốt người bệnh. Ông vừa hoàn thành chương trình liên thông đại học, chuyên ngành Điều dưỡng.
“Bệnh nhân đến chạy thận, lọc máu đa phần là giai đoạn cuối và nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi họ phải đến làm 3 ngày trong tuần vừa tốn chi phí, vừa mất ngày công lao động, gia cảnh càng khó khăn. Chúng tôi làm điều dưỡng, thu nhập cũng không nhiều nên cũng chỉ có thể chia sẻ phần nào giúp họ tiền thuê xe đến chạy thận, lọc máu; dành bánh, sữa, đường, mì gói bồi dưỡng của mình để tặng lại cho người bệnh”, điều dưỡng Chanh chia sẻ.
Tiến sĩ, Bác sĩ Văng Kiến Được, Trưởng Khoa Lão học, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang được lãnh đạo Sở Y tế và Bệnh viện đánh giá cao về trình độ y học, đặc biệt là ở lĩnh vực về tim mạch và lão khoa.
Theo bác sĩ Được, công tác ở Khoa Lão học, các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên gặp không ít khó khăn, áp lực do hầu hết người bệnh có độ tuổi từ 80 tuổi trở lên. Nhiều trường hợp nguy kịch, hệ thống giác quan, thần kinh suy giảm nên khó khăn trong giao tiếp, trao đổi thông tin.
Để đảm bảo hiệu quả khám chữa bệnh, bản thân bác sĩ Được cũng như các đồng nghiệp, nhân viên bên cạnh nỗ lực thực hiện tốt chuyên môn còn chú trọng đến việc tìm hiểu và nhận định tình hình người bệnh để có cách giao tiếp, trao đổi; phương pháp khám, điều trị cho phù hợp. Đồng thời, ông thường xuyên quán triệt đến các đồng nghiệp, nhân viên trong khoa phải luôn thông cảm, kiên trì, nhẫn nại, trách nhiệm với người bệnh, coi họ như người thân trong gia đình để chăm sóc, điều trị hiệu quả.
“Qua 22 năm công tác, tôi được tiếp xúc, điều trị rất nhiều bệnh nhân, có người bệnh rất ngặt nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đối với những người khó khăn, người vô gia cư, không có người thân chăm sóc, không có tiền và thẻ bảo hiểm y tế, tôi cùng các đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ điều trị, mua bảo hiểm y tế, chăm sóc tận tình để họ có thêm niềm tin vào cuộc sống”, bác sĩ Được chia sẻ.
Để đảm bảo kiến thức, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu khám, điều trị bệnh, bản thân người bác sĩ không ngừng học tập, nghiên cứu thông qua sách, báo, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp; tích cực tham gia các hội thảo, báo cáo chuyên ngành trong và ngoài nước. Bác sĩ Được nói ông có có rất nhiều kỷ niệm vui, ấn tượng trong quá trình hành nghề cứu người. Đáng nhớ nhất là vào năm 2015, ông cùng các đồng nghiệp cứu chữa thành công trường hợp nữ bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nguy kịch do bệnh tim bẩm sinh.
Ông cùng các đồng nghiệp đã vận động các tổ chức từ thiện hỗ trợ bệnh nhân hơn 60 triệu đồng. Đây cũng là ca bệnh áp dụng kỹ thuật mổ tim hở đầu tiên tại Đồng bằng Sông Cửu Long. 5 năm sau, ông có dịp gặp lại người bệnh này, cô có sức khỏe tốt, đã lập gia đình, sinh con và làm ăn thuận lợi, cuộc sống khá giả. Đây chính là động lực để bác sĩ Được cùng các đồng nghiệp nỗ lực hết mình, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Có thân nhân nằm tại Khoa Lão học và được Tiến sĩ Văng Kiến Được trực tiếp chăm sóc, ông Danh Minh (thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, Kiên Giang) cho biết, mấy hôm trước mẹ ông bị viêm phổi cấp và một số bệnh khác rất yếu, không nhận ra con cháu. Mắt mẹ ông mù đã 30 năm, thính giác kém nên khó khăn trong trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng. Thế nhưng, bác sĩ Được và các anh, chị điều dưỡng vẫn tận tâm thăm hỏi, khám, điều trị, chăm sóc chu đáo. Nhờ đó, sức khỏe mẹ ông nhanh phục hồi và hiện tại bà đã ăn uống được, tỉnh táo, nói chuyện được nên con cháu rất mừng.
Tin liên quan
-
Đời sống
Những lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hay và ý nghĩa nhất
10:20' - 26/02/2024
Những lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hay và ý nghĩa nhất là món quà tinh thần tuyệt vời gửi tặng các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, người làm việc trong ngành Y.
-
Đời sống
Hai thầy giáo người Australia và Ireland đi bộ từ Hà Nội đến Tp Hồ Chí Minh
09:02' - 25/02/2024
Ngày 24/2, hai giáo viên là Jake Norris (36 tuổi) đến từ Australia và Sean Down (44 tuổi) đến từ Ireland đã kết thúc chuyến hành trình đi bộ 2.000km từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Đời sống
Độc đáo phiên chợ dùng lá cây thanh toán ở Tây Ninh
15:34' - 24/02/2024
Ngày 24/2, tại Điện thờ Phật Mẫu Long Hải (ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh), diễn ra phiên chợ độc đáo với nhiều gian hàng ẩm thực chay miễn phí, sử dụng lá cây thay tiền.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn sống trong tình trạng thiếu nước sạch
11:47'
Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố ở phía Nam thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong tình trạng thiếu nước sạch, phải sử dụng nước sông, nước ao hồ để sinh hoạt.
-
Đời sống
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam
11:02'
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa được Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.
-
Đời sống
Lời chúc Black Valentine 14/4 hài hước, vui nhộn
10:40'
Dưới đây là những lời chúc ngày Black Valentine 14/4 dành cho bạn bè, người thân hoặc chính mình – mang tinh thần vui vẻ, tích cực và yêu bản thân, đúng tinh thần của ngày dành cho hội độc thân nhé!
-
Đời sống
Black Valentine 14/4 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của ngày Valentine Đen
10:00'
Vậy ngày Black Valentine bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa của nó là gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
-
Đời sống
Sống bên cạnh nhà máy nước nhưng gần 190 hộ dân thiếu nước sạch
09:21'
Ở cạnh nhà máy nước nhưng 186 hộ dân xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa) vẫn đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, mùa khô tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 14/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 14/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 14/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Đồng bào Khmer tại Hậu Giang tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước
20:20' - 13/04/2025
Hậu Giang có trên 6.700 hộ Khmer với trên 25.800 người, chiếm 3,5% dân số tỉnh. Thời gian qua, tỉnh triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
-
Đời sống
Sóc Trăng chi hơn 8 tỷ đồng cho hoạt động trong Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây
20:19' - 13/04/2025
Sóc Trăng có gần 400.000 người dân tộc Khmer, các chương trình mục tiêu đều được triển khai kịp thời, giúp đồng bào có thêm điều kiện phát triển kinh tế.
-
Đời sống
Cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất cho trẻ từ 5-18 tuổi theo nghiên cứu mới
14:38' - 13/04/2025
Một nhóm các nhà nghiên cứu Australia cho biết biện pháp hiệu quả nhất để giảm mỡ bụng dư thừa ở trẻ em là kết hợp chế độ ăn uống cân bằng với hoạt động thể chất đều đặn.