Những điều cần biết về bệnh Whitmore và cách phòng tránh
Trong hơn một tháng qua, số ca mắc Whitmore ở Việt Nam có sự gia tăng đột biến so với trung bình hằng năm. Do đó, người dân cần chủ động tăng cường các biện pháp phòng tránh, nhất là người dân các vùng hay bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Số ca bệnh Whitmore tăng đột biếnBệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Whitmore do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiếp xúc qua các vết xây xước nhỏ ngoài da.
Bệnh Whitmore ghi nhận số mắc nhiều tại Australia và Đông Bắc Thái Lan. Tại khu vực Đông Nam Á, các nước Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào… và tại Việt Nam cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh Whitmore, chủ yếu ở các vùng hay mưa lũ.
Theo thống kê tại Bệnh viện Trung ương Huế, từ 2014-2019, đã có 83 trường hợp được chẩn đoán Whitmore (cấy bệnh phẩm dương tính với Burkholderia Pseudomallei). Trong 9 tháng đầu năm 2020, có 11 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore.
Tuy nhiên, trong hơn một tháng qua, số ca mắc Whitmore ở Việt Nam có sự gia tăng đột biến so với trung bình hằng năm. Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên-Huế), từ đầu tháng 10/2020 đến giữa tháng 11/2020, đã ghi nhận có 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore.
Trong đó, khoảng 50% bệnh nhân là người dân Thừa Thiên-Huế; còn lại là các bệnh nhân từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng... khiến việc điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.
Theo các đánh giá, sự tăng đột biến số lượng ca bệnh này trong tháng 9/2020 đến nay tại Việt Nam là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới. Bởi, số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng năm và đặc biệt tăng cao sau lũ lụt do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.
Tăng cường các biện pháp phòng tránhTheo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Whitmore là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính.
Đặc trưng của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể nên khi bệnh nhân mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Ở trẻ em thường có triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc và biểu hiện sưng tuyến mang tai thường gặp hơn các triệu chứng khác.
Ở người lớn bệnh cảnh phổ biến nhất là viêm phổi, sau đó tới viêm da, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết...
Đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính, như: tiểu đường, suy thận, bệnh gan, bệnh phổi... sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và diễn biến bệnh phức tạp, nặng nề hơn, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kháng sinh phù hợp.
Theo báo cáo từ các vùng có bệnh trên thế giới, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh chiếm 5-15% tổng số ca Whitmore. Tại Việt Nam, khoảng 70% ca Whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Số bệnh nhân tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa.
Đa số bệnh nhân là nông dân, tuổi từ 50 đến 70, có bệnh nền đái tháo đường hoặc bệnh mạn tính liên quan đến phổi và thận, có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi khi nhập viện.
Bệnh Whitmore có thể bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác, như: viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu... Để chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bệnh Withmore không gây thành dịch và khó có thể lây trực tiếp từ người sang người. Tuy là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhưng cách phòng bệnh lại rất đơn giản là ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân đảm bảo và có đồ bảo hộ khi tiếp xúc môi trường bùn đất…
Hiện đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.
- Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
- Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời./.
>>Hai anh em trong một gia đình tử vong vì bệnh Whitmore
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xử phạt 12,5 triệu đồng đối tượng tung tin đồn về vi khuẩn Whitmore
21:08' - 01/10/2019
Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 12,5 triệu đồng đối với người về hành vi tung tin đồn thất thiệt về vi khuẩn Whitmore trên mạng xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh bệnh Whitmore
17:40' - 17/09/2019
Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 20/3
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 20/3 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 20/3, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 3, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Băng tuyết bất ngờ xuất hiện trên đỉnh Tà Xùa
16:04' - 19/03/2025
Đêm 18/3/2025, trên đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) xuất hiện băng tuyết dày, phủ kín các cành cây.
-
Đời sống
Hành trình trở về đầy cảm xúc của hai phi hành gia mắc kẹt 9 tháng ngoài không gian
15:25' - 19/03/2025
Ngày 18/3, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đón mừng sự trở về của hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams sau một cuộc hành trình dài 9 tháng đầy thử thách trong không gian.
-
Đời sống
Lịch âm tháng 4: Ngày xấu tháng 4/2025 cần biết để tránh
06:30' - 19/03/2025
Tháng 4 dương lịch năm 2025 có các ngày được đánh giá là Hắc đạo hoặc không phù hợp cho các công việc trọng đại.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/3
05:00' - 19/03/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 19/3 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/3, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 3, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tìm cách xử lý 1 triệu tấn rác tồn đọng ở Cần Thơ
19:56' - 18/03/2025
Thời gian qua, nước rỉ rác của khối lượng rác này đã đậm đặc, cùng với rác tăng mỗi ngày dẫn đến nguy cơ vỡ đê bãi chứa rác là rất lớn.
-
Đời sống
Tuyết rơi dày bất thường gây gián đoạn giao thông ở Hàn Quốc
16:37' - 18/03/2025
Từ sáng sớm 18/3, tuyết trái mùa rơi dày đã bao trùm Seoul và các khu vực trung tâm, làm gián đoạn giao thông vào giờ cao điểm trên khắp các khu vực thủ đô.
-
Đời sống
Lịch âm tháng 4/2025: Ngày tốt tháng 4 năm 2025 để xây nhà
09:09' - 18/03/2025
Xem lịch âm tháng 4/2025 và chọn ngày tốt để xây nhà, động thổ hợp phong thủy. Cập nhật ngày đẹp tháng 4 năm 2025 cho các công việc xây dựng, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong năm mới.
-
Đời sống
Lời giải cho bài toán hạn chế quá tải người leo núi Phú Sĩ
08:20' - 18/03/2025
Kể từ mùa Hè này, những người đăng ký leo núi qua 4 tuyến đường mòn trên núi Phú Sĩ sẽ phải trả mức phí 4.000 yen (27 USD).