Những điều kiện cần để doanh nghiệp được nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan
Theo đó, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu lợn sống chỉ làm việc về kiểm dịch với Cục Thú y và không có hạn ngạch.
Đối với lợn thương phẩm to, sau khi về khu cách ly cần khoảng 5 ngày để xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính với dịch tả lợn châu Phi sẽ được đưa vào giết mổ ngay.
Còn đối với loại lợn con thì sau 14 ngày có kết quả âm tính sẽ được tiêm phòng các loại bệnh và chuyển đi nơi khác để nuôi tiếp.
Để tránh lợn nhập lậu “núp bóng” dưới lợn nhập khẩu chính ngạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ giao cho cơ quan thú y báo cáo và sẽ có văn bản chỉ đạo về việc chấp hành các quy định về nhập khẩu lợn sống. “Đối với các đơn vị đăng ký và được phép nhập khẩu, Cục Thú y phải công khai, minh bạch”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay. Về giá lợn nhập khẩu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, chắc chắn giá lợn nhập khẩu sẽ thấp hơn giá lợn trong nước.Việc nhập khẩu lợn sống cũng phải đảm bảo lợi ích cho cả 3 đối tượng là người chăn nuôi, người tiêu dùng và đơn vị phân phối.
Khi đảm bảo được cả 3 lợi ích, giá lợn cũng sẽ được đảm bảo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như ổn định kinh tế vĩ mô và Cục Thú y sẽ thông báo trước 1 tháng cho các đơn vị liên quan biết để chủ động thực hiện.
“Đến thời điểm cần thiết và phù hợp, các cơ quan chuyên môn sẽ phải tính toán dừng việc nhập khẩu lợn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm. Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án nhập khẩu lợn sống từ nước ngoài vào Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thực phẩm, Cục Thú y đã tiến hành phân tích rủi ro nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan trên cơ sở hồ sơ do cơ quan thú y có thẩm quyền của Thái Lan cung cấp kết hợp với đàm phán trực tuyến với Cơ quan Thú y Thái Lan. Thái Lan đã cung cấp đủ 7 nhóm tài liệu chính theo yêu cầu của Cục Thú y, bao gồm: tài liệu về năng lực phòng thí nghiệm chẩn đoán xét nghiệm bệnh, kết quả giám sát và khống chế dịch bệnh, chương trình phòng, chống lở mồm long móng đã được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận, kết quả kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với lợn sống, hệ thống truy suất nguồn gốc, mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu… Bên cạnh đó, Thái Lan đã thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng và được OIE công nhận (hiện chỉ có 6 quốc gia được OIE công nhận Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng). Lợn nhập khẩu có nguồn gốc từ các trang trại và được quản lý theo tiêu chuẩn của Thái Lan về Thực hành Nông nghiệp tốt cũng như được cơ quan thú y có thẩm quyền của Thái Lan kiểm soát; được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến các cửa khẩu trên đất liền theo quy định của Việt Nam. Phương tiện vận chuyển được vệ sinh và tiêu độc khử trùng bằng các phương pháp đã được cơ quan thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác của Thái Lan phê duyệt. Hiện có 8 doanh nghiệp của Thái Lan được phép xuất khẩu lợn sống sang Việt Nam. Các trang trại chăn nuôi này được quản lý theo tiêu chuẩn TSA 6403-2009 của Thái Lan về Thực hành Nông nghiệp tốt đối với trang trại chăn nuôi lợn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 12/6, các doanh nghiệp nhập khẩu đủ điều kiện có thể thực hiện nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan.Việc thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Đó là các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được nhập khẩu lợn sống từ các trang trại của Thái Lan đã được cơ quan thú y có thẩm quyền của Thái Lan tổ chức kiểm soát, xác nhận và đăng ký xuất khẩu với Cục Thú y Việt Nam. Doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải có xe vận chuyển lợn chuyên dụng, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và phúc lợi động vật; đồng thời phải có cơ sở nuôi cách ly kiểm dịch đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Các cơ sở cách ly kiểm dịch đàn lợn nhập khẩu sẽ được các cơ quan thú y thuộc Cục Thú y tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, nếu bảo đảm yêu cầu theo QCVN 01-99:2012/BNNPTNT về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch động vật mới được phép đưa đàn lợn nhập khẩu vào nuôi cách ly kiểm dịch. Cơ quan thú y tổ chức thực hiện cách ly kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định. Về phí, lệ phí, chi phí xét nghiệm lợn trong nhập khẩu, Cục Thú y cho biết đã được quy định tại các quy định về phí, lệ phí, giá của Bộ Tài chính./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Sẽ nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan từ ngày 12/6
16:44' - 11/06/2020
Ngày 11/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Cục Thú y về việc nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam.
-
Hàng hoá
Sau thông tin sẽ nhập khẩu lợn sống, giá lợn hơi liên tục giảm nhẹ
18:34' - 10/06/2020
Sau khi có thông tin Việt Nam sẽ nhập khẩu lợn sống, giá lợn hơi trên cả nước liên tục giảm nhẹ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13'
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.