Những lợi thế của Việt Nam thu hút du khách Hàn Quốc hậu COVID-19
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Seoul đã có cuộc phỏng vấn ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc.
Với vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý Xương Căn cho biết thời gian qua đã nghiên cứu nhiều phương pháp tiếp cận gần gũi và thân thiện hơn nhằm mục tiêu thu hút khách du lịch Hàn Quốc.
Giờ đây, Việt Nam đã trở thành một trong những đất nước mà người Hàn Quốc yêu thích đến du lịch nhất. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng thu hút thêm đối tượng du khách Hàn Quốc mới và những khách du lịch Hàn Quốc đã từng đến thăm Việt Nam quay trở lại tham quan.
Năm 2022, Việt Nam và Hàn Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao nên có nhiều sự kiện sẽ được tổ chức ở cả hai nước. Nếu phối hợp tốt, chúng ta sẽ tạo được cơ hội để cung cấp thông tin không chỉ cho những người đang quan tâm, hỗ trợ các sự kiện, mà còn tạo ra cơ hội quảng bá tốt cho Việt Nam nói chung.
Chia sẻ về việc Việt Nam nên làm gì để nối lại các hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc hậu COVID-19, ông Lý Xương Căn cho rằng đại dịch COVID-19 đã gây tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội và đời sống của người dân.
Trong lĩnh vực du lịch, COVID-19 đã gây đình trệ và làm gián đoạn mọi hoạt động. Trong bối cảnh đó, nếu nhìn từ góc độ tích cực thì đây lại là cơ hội để thúc đẩy việc cải thiện hơn nữa môi trường và tiện ích du lịch. COVID-19 đã khiến mọi người thay đổi thói quen sinh hoạt. Xu hướng du lịch cũng sẽ có rất nhiều thay đổi trong thời gian tới.
Để tăng cường thu hút du khách Hàn Quốc, chính phủ và các đơn vị hữu quan của Việt Nam cần tạo ra các chương trình và cải thiện các quy trình thủ tục trong lĩnh vực du lịch mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm và đặc biệt là an toàn cho du khách trong tương lai.
Ông Lý Xương Căn nhấn mạnh đến xu hướng du lịch an toàn sẽ được đặt làm tiêu chí hàng đầu đối với du khách Hàn Quốc, tiếp theo là sự thuận lợi và chi phí hợp lý.
Ông Lý Xương Căn đánh giá: “Việt Nam có rất nhiều tiêm năng để phát triển du lịch. Đất nước Việt Nam trải dài trên 1.600 km từ Bắc xuống Nam và mỗi vùng đều có những đặc điểm và điều kiện tự nhiên khác biệt. Với điều kiện tự nhiên và địa hình đa dạng, Việt Nam có lợi thế để có thể trải nghiệm nhiều loại hình, đáp ứng được sở thích du lịch của nhiều đối tượng du khách khác nhau. Đặc biệt, Việt Nam vẫn còn nhiều vùng chưa phát triển và đây là những điểm thắng cảnh tự nhiên có thể khai thác cảnh quan thiên nhiên rất hấp dẫn. Hậu đại dịch COVID-19, du khách có xu hướng du lịch độc lập, an toàn và vì thế Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút du khách. Bên cạnh đó, cần có hệ thống cung cấp thông tin du lịch thuận tiện, đa dạng hơn nữa cho du khách".
Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng đối với khách Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ hợp tác, giao lưu giữa hai nước ngày càng được tăng cường, kết nối hàng không được mở rộng, các sản phẩm du lịch Việt Nam được khách Hàn Quốc ưa chuộng.
Số liệu thống kê cho biết năm 2019, tức trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam tăng 23,1%, đạt 4,3 triệu lượt, chiếm 23,8% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đâu là "điểm nghẽn" cản trở phục hồi du lịch Việt?
07:57' - 02/04/2022
Hậu COVID-19, cơ hội du lịch cho các quốc gia là như nhau, các tỉnh thành trong một nước là như nhau nên địa phương nào thích ứng sẽ phục hồi và phát triển nếu tập trung đẩy mạnh truyền thông hơn nữa.
-
Kinh tế & Xã hội
Tìm hướng đi cho phát triển du lịch golf Việt Nam
18:09' - 01/04/2022
Theo thống kê từ Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam, năm 2019, Việt Nam đón 3 triệu lượt khách chơi golf, trong đó có 1,5 triệu khách quốc tế và 1,5 triệu khách nội địa, doanh thu khoảng 4.500 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29'
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.