Những năm tháng thăng trầm của thị trường dầu mỏ thế giới
Năm 2015 có thể được coi là một năm đầy biến động đối với thị trường năng lượng thế giới, khi giá dầu sụt giảm đến hơn 30% giá trị trước những quan ngại kéo dài về tình trạng nguồn cung quá dư thừa trong khi nhu cầu đình trệ.
Sang đến năm 2016, tình hình cũng không khả quan hơn khi giá “vàng đen” tiếp tục để mất thêm 20% và thậm chí có lúc đã rơi xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng, mức thấp kỷ lục của hơn 12 năm.
Những diễn biến bất ổn kể trên đang thổi bùng lên những quan ngại về tương lai của thị trường năng lượng thế giới. Tuy nhiên, nếu điểm lại những năm lịch sử đầy thăng trầm thì đây không phải là lần đầu tiên giá dầu rơi vào cảnh trồi sụt không ngừng như hiện nay.1973: Chiến tranh Yom Kippur và cú sốc đầu tiên
Khi nói về cú sốc đầu tiên trên thị trường dầu mỏ, người ta không thể không nhắc đến cuộc tấn công phối hợp của quân đội Ai Cập và Syria nhằm vào Israel vào đúng ngày Yom Kippur (6/10/1973), một trong những ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái.
Ngay sau khi chiến tranh nổ ra, sáu thành viên vùng Vịnh thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã quyết định tăng giá dầu thêm 70%.
OPEC còn sử dụng dầu thô như một “vũ khí chính trị” khi ra sắc lệnh cấm vận đối với những nước phương Tây được cho là ủng hộ Israel, khiến giá dầu tiếp tục tăng “phi mã” và gây ra cuộc khủng hoảng dầu thô chưa từng có trên thế giới.
Hậu quả là đến tháng 12/1973, giá dầu thô đã tăng gấp bốn lần so với mức được ghi nhận trong ba tháng trước đó, lên 11,65 USD/thùng (tương đương khoảng 60 USD/thùng tính vào thời điểm tháng 1/2016).
1979: Cơn hoảng loạn mới và cú sốc thứ hai
Đến năm 1979, thị trường năng lượng tiếp tục đối mặt với đợt hoảng loạn thứ hai do chịu tác động kép từ cuộc cách mạng Hồi giáo Iran và chiến tranh giữa Iran-Iraq trong giai đoạn những năm 1980-1988, qua đó cuốn giá dầu vào một chu kỳ tăng giá mới.
Đến cuối năm 1979, giá dầu đã nhảy vọt lên 40 USD/thùng (tương đương khoảng 127 USD/thùng trong năm 2016), buộc các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ phải đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn năng lượng.
1986: Cuộc chiến giá cả
Năm 1986, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại đã kéo giá dầu vào vòng quay giảm giá trong khoảng thời gian từ tháng 12/1985 đến cuối năm 1986, bất chấp việc OPEC đã nhiều lần cắt giảm sản lượng.
Cũng trong giai đoạn này, thị trường năng lượng bước vào một cuộc chiến về giá cả khi hai “ông lớn”về dầu mỏ của OPEC là Kuwait và Saudi Arabia quyết định “mở van” dầu, khiến “vàng đen” ngập tràn trên thị trường thế giới.
Giá dầu từ đó rơi tự do xuống chỉ còn 8 USD/thùng (tương đương 17 USD/thùng ngày nay), buộc các quốc gia ngoài khối OPEC phải cắt giảm sản lượng dầu của mình. Tuy nhiên sau đó giá “vàng đen” đã leo lên 40 USD/thùng (tương đương mức giá khoảng 71 USD/thùng ngày nay) vào cuối năm 1990 ngay trước khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra.
1997: Sản lượng tăng mạnh
Vào tháng 11/1997, bất chấp tâm bão khủng hoảng tài chính châu Á, OPEC vẫn “lạnh lùng” tăng sản lượng dầu thêm 10%, khiến giá dầu giảm 40% xuống dưới ngưỡng 10 USD/thùng (tương đương 14,5 USD/thùng ngày nay) vào cuối năm 1998.
Giá dầu giảm đã đặt OPEC vào “thế bí” và tổ chức này đã mất đến gần 1 năm rưỡi để giải quyết tình trạng khó khăn, trong đó có việc cắt giảm mạnh sản lượng dầu bất chấp nhu cầu tăng cao. Đến tháng 9/2000, dầu được giao dịch ở mức 32 USD/thùng (tương đương 44 USD/thùng ngày nay).
2004-2007: Địa chính trị và cơn bão Katrina
Từ giữa năm 2004, giá dầu tăng do những căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu, trong đó có cuộc tấn công vào các khu sản xuất dầu của Iraq, những bất ổn gia tăng ở Trung Đông và tình trạng bất ổn xã hội tại Nigeria và Venezuela, hai nước sản xuất dầu lớn của thế giới.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2004, thị trường năng lượng thế giới lại rơi vào cú sốc dầu lửa thứ ba khi giá dầu tăng vượt 50 USD/thùng (tương đương trên 62 USD/thùng hiện nay) và thậm chí còn chạm ngưỡng 70 USD/thùng (84 USD/thùng) vào tháng 8/2005 sau khi cơn bão Katrina đổ bộ vào các cơ sở lọc dầu ở Vịnh Mexico.
2008: Giá dầu lập đỉnh cao của mọi thời đại
Nối tiếp đà đi lên mạnh mẽ này, giá dầu đã tăng xuyên ngưỡng 100 USD/thùng (tương đương 112 USD/thùng ngày nay) vào tháng 1/2008 trong bối cảnh nguồn dự trữ dầu thô ở Mỹ sụt giảm và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong những tháng tiếp theo đó, giá dầu tiếp tục leo thang khi đồng USD đi xuống so với các đồng tiền chủ chốt khác (dầu mỏ được định giá bằng đồng USD). Vào ngày 11/7/2008, giá dầu leo lên mức cao nhất trong lịch sử là 147 USD/thùng (tương đương 157,5 USD/thùng ngày nay).
2008-2009: Khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ
Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ bắt nguồn từ khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ đang khiến cả thế giới điêu đứng, giá dầu lại tiếp tục rơi vào một vòng xoáy giảm giá khác khi để mất đến 2/3 giá trị và rơi xuống chỉ còn 32 USD/thùng (36 USD/thùng hiện nay) trong tháng 12/2008.
2011: Nội chiến Lybia
Năm 2011, một trong những nhà sản xuất dầu lớn của thế giới Libya rơi vào nội chiến đã gây cản trở hoạt động sản xuất dầu và đẩy giá “vàng đen” tăng 35% trong giai đoạn từ tháng 1-3/2011, lên mức 127 USD/thùng (tương đương 135 USD/thùng ngày nay).
Sau đó, thị trường năng lượng lại tiếp tục tăng vọt một lần nữa vào tháng 2/2012 sau khi phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận lên Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này./.
- Từ khóa :
- giá dầu
- giá dầu thế giới
- thị trường dầu mỏ
- OPEC
- Iran
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC chưa có kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác dầu
20:43' - 03/02/2016
Tổ chức OPEC chưa có kế hoạch đối thoại với Nga và các nước xuất khẩu dầu mỏ khác nhằm tìm ra một giải pháp hỗ trợ giá dầu đang trên đà tuột dốc hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC dự báo giá dầu mỏ thế giới sẽ tái cân bằng trong năm 2016
07:30' - 19/01/2016
Sau khi giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, chọc thủng đáy 28 USD/thùng, ngày 18/1, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo "một quá trình tái cân bằng" sẽ bắt đầu trong năm 2016 này .
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008
17:52' - 07/01/2016
Tại Singapore ngày 7/1, giá dầu áp sát mức 33 USD/thùng trong bối cảnh kho dự trữ dầu của Mỹ gia tăng và đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc tiếp tục giảm giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.