Những ông chủ tôm hùm giàu có tại Khánh Hòa
Đảo Bình Ba, xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa lâu nay được nhiều người biết đến nổi tiếng là “thủ phủ” tôm hùm. Cũng nhờ sự nổi tiếng của con tôm hùm đã làm cuộc sống những ngư phủ, trước đây chỉ quen với việc xa khơi đánh cá nay trở thành những ông chủ tôm hùm, giàu có, khấm khá.
* Bình Ba bình anNgồi trên ca nô phóng tầm mắt ra xa, đảo Bình Ba hiện lên với núi non trùng điệp, uốn quanh như “vành nôi” che chở cho thuyền bè ra vào vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, càng vào gần đến đảo, khung cảnh nhà cửa hiện lên trù phú, nhộn nhịp.
Cam Bình là một trong 6 xã của thành phố Cam Ranh, có vị trí bốn hướng đều giáp biển Đông, đó là 2 đảo Bình Ba, Bình Hưng. Dạo quanh một vòng trên đảo chúng tôi dễ nhận thấy sự “khởi sắc” nơi đây, nhà cửa khang trang, người dân mua sắm thiết bị nội thất hiện đại.
Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình chia sẻ, quê ông ở thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà, lớn lên đi bộ đội biên phòng ở đảo Bình Ba. Nhưng rồi vì “bén duyên” với cô gái trên đảo nên cả hai kết thành vợ chồng, rồi ông trở thành công dân trên đảo Bình Ba. Ngoài làm việc ở chính quyền xã, ông Ân cũng là một “nông dân” nuôi tôm hùm, đưa lại thu nhập khá ổn định. Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Ân cho hay: đảo Bình Ba có 3 thôn là Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An với hơn 1.000 hộ dân, 3.800 nhân khẩu. 85% dân số trên hai đảo đều làm nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Kinh tế chính của người dân xã đảo chính là nuôi tôm hùm. Nghề nuôi tôm hùm đã phát triển từ năm 1990, ban đầu chỉ có 5 lồng với lưới đơn giản bằng lưới sắt B40 nhưng đến nay đã phát triển lên 400 bè với hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm các loại.Xã Cam Bình đã thực sự thay đổi sau hơn 30 năm phát triển nghề nuôi tôm hùm, đời sống người dân ngày càng phát triển, thu nhập bình quân 52 triệu đồng/người. Năm 2022 sản lượng tôm hùng đạt trên 300 tấn, nhờ tôm hùm mà kinh tế - xã hội của xã Cam Bình đã phát triển nhanh. Nhờ đó, xã Cam Bình đã được công nhận nông thôn mới năm 2014.
Hiện xã Cam Bình đang triển khai thực hiện xã đạt nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đặc biệt người dân đã chú ý quan tâm giáo dục cho thế hệ trẻ, tỷ lệ sinh viên ngày càng tăng. Một số hộ dân làm ăn khấm khá đã mua nhà ở đất liền tại các thành phố Cam Ranh, Nha Trang- ông Nguyên Ân chia sẻ.
Dù vậy nghề nuôi tôm hùm cũng lắm lúc “thăng trầm”, nhưng có thể khẳng định nhờ tôm hùm một số người dân đã trở thành tỷ phú; trong đó có trên 20 hộ dân là tỷ phú, thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm; nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm. Ông Lê Văn Hoà - Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình cho biết, trước những năm 2017, người dân xã Cam Bình ai nuôi tôm hùm cũng được mùa được giá, trở nên khấm khá. Nhiều gia đình trong vùng giàu lên từ tôm hùm, rồi sau đó nhiều người ở đây cũng phát triển nuôi tôm, số lồng bè ngày càng tăng. Hiện nay người dân sống chủ yếu vào nghề nuôi tôm chứ không phải nghề đi biển đánh bắt hải sản. Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản toàn xã đạt gần 90 ha; trong đó trên đảo Bình Ba 58 ha và đảo Bình Hưng 30 ha, với 469 bè nổi, gần 20.000 lồng chủ yếu nuôi tôm hùm xanh. Thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bằng lồng trên địa bàn đã mang lại thu nhập cao cho kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Buổi sáng trên bến cảng tập nập cảnh “trên bến dưới thuyền”, những chiếc thuyền nhỏ cập bến neo đậu gần tàu lớn nhận thức ăn của tôm hùm. Thức ăn bao gồm cá nhỏ, cua nhỏ, sò nhỏ đã được sơ chế. Những thanh niên miền biển khoẻ mạnh nhanh chóng theo thuyền ra bè nuôi tôm bắt đầu một ngày làm việc. Trong không khí tấp nập của một ngày làm việc mới, anh Nguyễn Tấn Dũng, một người dân nuôi tôm hùm trên đảo Bình Ba cho biết, vài năm gần đây do phần lớn tôm hùm chỉ xuất đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, phụ thuộc vào thương lái, nên giá cả không ổn định. Giá tôm hùm bông từ 800.000 đồng/kg; loại tôm hùm xanh là 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/kg. Theo ông Lê Văn Hoà, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình, những năm gần đây nghề nuôi tôm hùm đứng trước những rủi ro bởi nguồn nước biển bị ô nhiễm và thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào thương lái và chỉ bán qua đường tiểu ngạch đi Trung Quốc.Trước thực trạng đó, người dân đã nhiều lần tìm liên kết tiêu thụ tôm hùm, tuy nhiên đến nay chưa có doanh nghiệp nào tiêu thụ chính ngạch đi các nước. Giá cả không ổn định nên người dân không yên tâm đầu tư.
* Những ngư phủ thành tỷ phúĐể hòn đảo Bình Ba vang danh đi muôn nơi phải nhờ đến những con người chất phác, nhiệt tình, miệng nói tay làm. Những phẩm chất đó làm cho người dân trên đảo trở nên thân thương. Trong đó, anh Nguyễn Ngọc Huy, 52 tuổi ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh xuất thân từ một thợ sửa chữa điện tử rồi trở thành “ông chủ” bằng số vốn khởi nghiệp vài chục triệu vay từ ngân hàng.
Chúng tôi ngồi ca nô của anh Huy ra thăm lồng nuôi hùm, được anh giới thiệu nhiệt tình về lịch sử hòn đảo cũng như những thăng trầm nghề tôm hùm. Theo anh Huy, nếu không có tôm hùm thì sẽ không có đảo Bình Ba như ngày hôm nay. Nếu duy trì được nghề nuôi tôm hùm thì cuộc sống của người dân sẽ rất khấm khá. Anh Huy cho biết, đằng sau sự thành công thì vẫn còn đó nhiều vấn đề rủi ro, bởi nghề nuôi tôm không được suôn sẻ như trước đây nữa. Và để duy trì, phát triển nghề nuôi tôm hùm cần giải quyết các vấn đề về môi trường biển, thức ăn, rác thải và thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân do phát triển nhiều lồng nuôi nên đã tác động lớn đến môi trường, từ đó dịch bệnh sẽ phát triển nhiều hơn dẫn đến nguồn cung sẽ giảm. Theo anh Nguyễn Ngọc Huy, để giải quyết vấn đề môi trường cần sự chung tay người dân và ý thức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường rất cần sự đồng lòng chứ một người không thể làm được. Người dân phải thu gom rác thải thức ăn thừa trong quá trình nuôi tôm để đưa vào bờ xử lý. Nếu giải quyết được vấn đề đó sẽ tăng được năng suất tôm.Bên cạnh đó, nhà nước có sự hỗ trợ người dân tìm được đầu ra tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định thị trường. Ngoài ra để phát triển lâu dài cần phải chú trọng đầu tư vào lồng bè công nghiệp có sức chịu tác động của mưa bão và thân thiện với môi trường.
Anh Đỗ Quang Minh, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Bình Ba Đông chia sẻ, cuộc sống trên đảo rất bình yên, thân thiện. Người dân trên đảo rất chăm chỉ, đoàn kết cùng giúp nhau làm ăn vươn lên làm giàu. Là người được sinh ra và lớn lên trên đảo nên anh Minh chia sẻ anh yêu đảo như máu thịt của mình.../.- Từ khóa :
- khánh hòa
- thủy sản khánh hòa
- tôm hùm
- nuôi tôm hùm
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Dự báo lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản giảm trong năm 2023
17:12' - 15/01/2023
Theo giới phân tích, năm 2023, lạm phát gây tác động tiêu cực đến các thị trường nhập khẩu, cùng đó chi phí nguyên liệu vẫn ở mức cao sẽ "bào mòn" lợi nhuận của doanh nghiệp ngành thuỷ sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An kêu gọi đầu tư phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản
10:14' - 11/01/2023
Nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023, tỉnh Long An tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, có giá trị gia tăng cao.
-
Thị trường
Ngành thủy sản lạc quan vào tín hiệu tốt từ một số thị trường
12:27' - 01/01/2023
Dù gặp nhiều khó khăn khiến giá trị xuất khẩu liên tục sụt giảm vào cuối năm nhưng cả năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản đã cán đích 11 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2021 và tạo nên nhiều kỷ lục mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin mới về thu phí hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long
16:22'
Ngày 26/4, Ban Quản lý vịnh Hạ Long thông tin về việc triển khai thu phí đối với các hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long theo Nghị quyết số 51/2025/NQ-HĐND ngày 26/2/2025 của HĐND tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện, hoạt động tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực
15:37'
Ngày 26/4, tại Tp Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ công bố và khai mạc triển lãm 50 tác phẩm văn học nghệ thuật, 50 công trình, cụm công trình và 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của Thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt nhóm đối tượng sản xuất và buôn bán số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật giả
15:34'
Ngày 26/4, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật.
-
Kinh tế & Xã hội
Hai tàu hàng va chạm trong đêm, cảnh báo tràn dầu trên sông
14:48'
Ngày 26/4, UBND huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã có báo cáo nhanh về vụ va chạm giữa 2 tàu chở hàng tại khu vực sông Lòng Tàu, xảy ra tối 25/4, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
-
Kinh tế & Xã hội
Thách thức và định hướng phát triển của Hải quan, Cục Thuế khu vực XVI
14:29'
Sự sáp nhập các đơn vị hải quan và thuế khu vực XVI là một bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hải quan tại ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội chỉnh trang hạ tầng đô thị chào mừng 50 thống nhất đất nước
13:03'
Ngày 26/4 Sở Xây dựng Hà Nội thông báo kế hoạch chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị phục vụ sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lễ 30/4-1/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Tây Ninh
12:35'
Ngày 26/4, tỉnh ủy Tây Ninh công bố Quyết định số 2063-QĐNS/TW của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Đoàn Trung Kiên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Lật xe khách ở Tam Đảo: Hai người tử vong, nhiều người bị thương
12:19'
Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, một vụ lật xe khách vừa xảy ra vào sáng 26/4 tại đường lên thị trấn Tam Đảo khiến nhiều người thương vong.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. Hồ Chí Minh khởi công mở rộng đường Nguyễn Thị Định kinh phí 2.000 tỷ đồng
10:51'
Đường Nguyễn Thị Định đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy dài gần 2km sẽ được mở rộng với kinh phí đầu tư 2.000 tỷ đồng. Dự án được UBND thành phố Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) khởi công sáng 26/4.