Những thách thức đang chờ đón tân Chủ tịch EC
Theo báo The Straits Times số ra mới đây, các nhà lãnh đạo ở châu Âu đã có thể thở phào nhẹ nhõm sau khi sự lựa chọn của họ cho vị trí lãnh đạo cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), bà Ursula von der Leyen, được bầu vào vị trí này, qua đó tránh được nguy cơ bế tắc chính trị lớn.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức sẽ trở thành Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) sau khi giành chiến thắng sít sao sau cuộc bỏ phiếu kín của các nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu (EP) hôm 16/7.
Tuy nhiên, mặc dù giờ đây bà Leyen đã làm nên lịch sử trở thành người phụ nữ đầu tiên tiếp quản vị trí quan trọng nhất ở EU, nhưng sự mong manh trong thắng lợi của bà và liên minh các lực lượng khác thường đã đưa bà tới vị trí cao nhất có nghĩa là bà sẽ phải làm việc rất vất vả để thiết lập quyền lực chính trị của mình.Là một nhân vật ủng hộ trung thành Thủ tướng Angela Merkel, bà Leyen (60 tuổi) đầy tham vọng về chính trị trên thực tế đã bị gạt sang bên lề cuộc chơi quyền lực của Đức. Bà làm Bộ trưởng Quốc phòng Đức kể từ năm 2013 - một giai đoạn dài khác thường theo tiêu chuẩn của người Đức - nhưng đã không bảo vệ được các lực lượng vũ trang nước này khỏi một loạt vụ bê bối về công việc và hoạt động mua sắm và bà không được lòng các cử tri bình thường.Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy, đại đa số cử tri Đức không coi việc bà trúng cử chức Chủ tịch EC là sự lựa chọn đúng đắn.Tuy nhiên, bà Leyen đã nổi lên như một ứng cử viên thỏa hiệp của châu Âu, mà nhìn chung là kết quả của một thỏa thuận do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron làm trung gian, theo đó Đức sẽ đảm nhận chức Chủ tịch EC, trong khi Pháp đảm nhận vai trò lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), một sự kết hợp truyền thống giữa hai nước thành viên hàng đầu châu Âu này.Trở ngại là thỏa thuận không chỉ gây khó chịu cho các quốc gia EU nhỏ hơn, mà còn phớt lờ mong muốn của Nghị viện châu Âu muốn có một tiếng nói lớn hơn trong việc bầu chọn bằng việc đảm bảo chỉ có người đứng đầu nhóm lớn nhất trong Nghị viện châu Âu mới trở thành Chủ tịch Ủy ban châu Âu.Kết quả là bà Leyen đã phải đối mặt với phiên điều trần phê chuẩn đầy khó khăn tại Nghị viện châu Âu, không hẳn vì bà là ai mà chủ yếu là do cách thức mà theo đó bà được lựa chọn. Bà đã phải đương đầu với sự phản đối từ các nghị sĩ châu Âu từ chính đất nước của bà, những người đã lựa chọn chống lại bà chủ yếu là để ghi điểm với bà Merkel ở trong nước. Chắc chắn bà Leyen đã xử lý tốt thách thức này.Bà đã dành 2 tuần cuối cùng để tranh thủ mọi phe phái trong Nghị viện ở Brussels, một phần để gia tăng sự ủng hộ trong các đảng chính trị trung hữu mà bà thuộc về, và một phần để thụ hút đảng Xanh, nhóm chính trị phát triển nhanh nhất của châu Âu, kiểm soát khoảng 10% số ghế trong Nghị viện châu Âu. Chiến thuật của bà đã có hiệu quả. Đây cũng là một thắng lợi mang tính cá nhân của bà Leyen.
Tuy nhiên, thắng lợi của bà là một trong những thắng lợi sít sao nhất trong lịch sử chính trị EU. Bà đã được xác nhận giành được 383 phiếu ủng hộ so với 327 phiếu chống và 22 phiếu trắng, chỉ vượt qua sát đa số yêu cầu trong Nghị viện 9 phiếu. Vì cuộc bỏ phiếu là bí mật, nên không có cách nào biết được ai đã ủng hộ bà.Nhưng điều rõ ràng là bất chấp việc đưa ra những hứa hẹn tăng chi trả phúc lợi xã hội bằng việc đề xuất thiết lập “kế hoạch tái bảo hiểm” trên toàn châu Âu với ưu tiên hàng đầu là kế hoạch bảo hiểm quốc gia cho người thất nghiệp, bà đã không nhận được lá phiếu của phần lớn những người Xã hội Chủ nghĩa trong Nghị viện châu Âu. Và mặc dù bà đã hứa hẹn giảm một nửa lượng khí thải carbon của EU đến năm 2030, một số nghị sĩ EU thuộc đảng Xanh vẫn không bỏ phiếu cho bà.Trên thực tế, những lá phiếu quyết định ủng hộ tân Chủ tịch EC dường như đến từ các đảng cực hữu theo chủ nghĩa dân túy, và từ một số nghị sĩ EU của Anh đại diện cho một quốc gia có kế hoạch rời EU trước cuối năm nay, chứ không phải kiểu ủng hộ mà bà mong muốn. Tuy nhiên, bà đã đúng khi chỉ ra rằng “trong hoạt động chính trị, đa số vẫn là đa số”, và cuộc bỏ phiếu, mặc dù với thắng lợi sít sao khác thường, đem lại cho bà cơ hội để chứng tỏ mình khi bà chính thức nhậm chức vào tháng 11/2019.Và bà có thể sử dụng thời gian còn lại để giải thích về kế hoạch của bà đặt châu Âu ở vị trí như thế nào trong cuộc đối đầu thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, hay bà đề xuất phương án như thế nào để tạo dựng được sự đồng thuận đối với những cải cách hết sức cần thiết của chính châu Âu, đối với những vấn đề mà bà vẫn giữ im lặng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban châu Âu: Thời kỳ mới của "nữ quyền"
10:52' - 17/07/2019
Lần đầu tiên trong lịch sử, Ủy ban châu Âu (EC) có lãnh đạo là phụ nữ - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen.
-
Kinh tế Thế giới
EC có nữ chủ tịch đầu tiên
06:57' - 17/07/2019
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen sẽ chính thức thay thế ông Jean-Claude Juncker tiếp quản vị trí đứng đầu Ủy ban châu Âu (EC) vào ngày 1/11 tới trong nhiệm kỳ 5 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu kỳ vọng vào EVFTA
15:17' - 16/07/2019
Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam mới đây đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).
-
Kinh tế Thế giới
Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu bổ nhiệm Chủ tịch EC vào ngày 16/7
20:50' - 11/07/2019
Người phát ngôn Nghị viện châu Âu ngày 11/7 cho biết cơ quan này sẽ bỏ phiếu về việc bổ nhiệm bà Ursula von der Leyen vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban châu Âu vào ngày 16/7 tới theo đúng kế hoạch đưa ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.