Những thách thức đối với Indonesia khi quy hoạch thủ đô mới
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã quyết định di chuyển thủ đô đến Đông Kalimantan.
Kể từ khi kế hoạch di chuyển thành phố thủ đô được tiết lộ cách đây vài tháng, một cuộc tranh luận đã nảy sinh xung quanh vấn đề liệu việc di dời có cần thiết hay không, khi việc di chuyển thủ đô sẽ phá vỡ hệ sinh thái do chuyển đổi đất và làm thế nào để giữ cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.
Theo bài viết với tựa đề: “Indonesia cần quy hoạch để phát triển bền vững” đăng trên tờ báo Jakarta Post số ra mới đây, với vị trí địa lý độc đáo, Indonesia có mức độ đa dạng sinh học cao, cả hệ sinh thái trên đất liền và dưới biển.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) cho hay, đa dạng sinh học trên đất liền của Indonesia đứng thứ hai sau Brazil với 19.000- 25.000 loài cây và các loài sinh vật khác. Khi một khu rừng nhiệt đới bị phá hủy, phải mất tới 250 năm trồng lại với điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi.
Do vậy, việc mất một hệ sinh thái và đa dạng sinh học sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Indonesia mà còn ảnh hưởng đến thế giới.
Đông Kalimantan là một địa điểm quan trọng về đa dạng sinh học, hệ sinh thái, loài và di truyền. Do vậy, việc quy hoạch trên đất liền, nếu xảy ra sai sót, sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững và đe dọa đến hệ sinh thái phong phú dưới biển.
Tuy nhiên, sự phát triển là không thể tránh khỏi do nhu cầu của tăng trưởng dân số và kinh tế. Indonesia hiện là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới và được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 vào năm 2030.
Điều này đòi hỏi Chính phủ cần ưu tiên phát triển kinh tế bền vững. Một số chính sách và chiến lược hiện nay tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đến mô hình phát triển bền vững có thể làm hỏng, thậm chí phá hủy đa dạng sinh học của Indonesia.
Để tránh thiệt hại và tổn thất lớn về môi trường và hệ sinh thái, Indonesia cần xây dựng và thiết kế quy hoạch dựa trên nghiên cứu khoa học, tính toán, đo lường và giám sát chặt chẽ để bảo vệ thiên nhiên, cải thiện quản lý tài nguyên và đầu tư thông minh cho một tương lai bền vững.
Đầu những năm 1960, Tổng thống đầu tiên của Indonesia là Sukarno đã đưa ra Kế hoạch phát triển toàn diện (Pembangunan Semesta Berencana).
Đó là một khái niệm phát triển đã xem xét tất cả các khía cạnh một cách toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa, thể chất và sinh thái... Nhưng khái niệm tiến bộ đó không thể áp dụng được vì nhiều lý do.
Phát triển theo thiết kế (DbD) giống với khái niệm Sukarno vì nó cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách phát triển trong tương lai có thể ảnh hưởng đến các hệ thống tự nhiên và đưa ra các giải pháp cho cả con người và động vật hoang dã.
Với từng dự án phát triển đơn lẻ không có khả năng gây ra sự tuyệt chủng hoặc thảm họa sinh thái, nhưng tác động và tích lũy của nhiều dự án phát triển không theo quy hoạch có thể làm suy yếu nghiêm trọng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Về cốt lõi, DbD chính là chủ động để xác định khi nào các tác động phát triển tương thích với các mục tiêu bảo tồn và khi nào thì không.
Phương pháp này cung cấp một cái nhìn toàn diện giúp cho những nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định về các giá trị của môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế cũng như về cách phát triển trong tương lai có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Các phân tích DbD đã được tiến hành ở Đông Kalimantan từ năm 2015 để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách khi nói đến kế hoạch phát triển ngành trên đất liền hướng tới các mục tiêu phát triển xanh. Các phân tích xác định có khoảng 4,5 triệu ha cần được bảo vệ trước nguy cơ bị chuyển đổi đất.
Khu vực này cũng chứa 55% tổng trữ lượng carbon của Đông Kalimantan. Các nhà hoạch định chính sách của Indonesia đã đưa ra kết quả từ các phân tích của DbD cho kế hoạch phát triển trung hạn nói chung và cho các vấn đề cụ thể như trồng rừng, trồng dầu cọ và các loại cây lâm nghiệp khác.
Cơ chế này đã giúp Chính phủ Indonesia và các công ty tư nhân xác định 640.000 ha rừng trong các khu vực trồng dầu cọ với giá trị bảo tồn cao sẽ được bảo vệ trước nguy cơ bị giải phóng mặt bằng và lấn chiếm trong tương lai.
Một cách tiếp cận tương tự có thể áp dụng cho việc xây dựng thủ đô mới là thông qua phân tích cảnh quan để phân định danh mục bảo tồn, phân tích tác động và phát triển các kịch bản giảm thiểu để đạt được kết quả cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.
Giả sử địa điểm của thủ đô mới là một phần của Công viên Tahura Bukit Soeharto, có diện tích 61.850 ha, sau đó dựa trên phân tích cảnh quan DbD, các nhà hoạch định phát hiện ra rằng khoảng 15.000 ha cần được coi là danh mục bảo tồn.
Dựa vào đây, các kịch bản được xây dựng nhằm giảm thiểu tác động đến công viên Tahura Bukit Soeharto trong quá trình phát triển kinh tế tại đây.
Một kịch bản giảm thiểu quan trọng khác là khôi phục diện tích rừng bên trong công viên. Kinh phí phục hồi có thể đến từ việc đền bù từ tác động của sự phát triển của thủ đô mới.
Thông qua DbD, việc bảo tồn và phát triển được thực hiện. Chúng ta không thể ngừng phát triển, nhưng chúng ta phải thiết kế nó một cách thông minh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sản xuất thương mại mẫu máy bay N-219 vào năm 2020
18:47' - 17/09/2019
PI DI sẽ sản xuất 4 chiếc N-219 vào năm 2020, 8 chiếc vào năm 2021 và 12 chiếc trong năm tiếp theo. Sản lượng hàng năm của hãng sẽ được nâng lên 24 chiếc vào năm 2023 và 36 chiếc vào năm 2024.
-
Kinh tế tổng hợp
Máy bay Lion Air phải chuyển hướng do khói mù dày đặc ở Bắc Kalimantan, Indonesia
07:32' - 16/09/2019
Chuyến bay của Lion Air đã không thể hạ cánh xuống sân bay quốc tế Juwata ở tỉnh Bắc Kalimantan của Indonesia do khói mù dày đặc ảnh hưởng đến tầm nhìn.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đặt mục tiêu điện khí hóa 100% vào năm 2020
18:21' - 11/09/2019
Indonesia đặt mục tiêu đạt được cột mốc quan trọng trong ngành điện với tỷ lệ điện khí hóa 100% trong cả nước vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch di dời thủ đô Jakarta được người dân Indonesia ủng hộ
18:36' - 09/09/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, kế hoạch chuyển thủ đô của Indonesia đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ của người dân ở mọi tầng lớp, không chỉ ở thủ đô Jakarta mà trên khắp cả nước.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia trả lại hàng trăm container rác thải nhập khẩu
17:51' - 04/09/2019
Indonesia đã gửi trả hàng trăm container chứa rác thải nhập khẩu về nơi xuất phát trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang mạnh tay ngăn chặn làn sóng nhập khẩu rác thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Indonesia công bố địa điểm đặt thủ đô mới
15:38' - 26/08/2019
Ngày 26/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo thủ đô mới của nước này sẽ được chuyển từ Jakarta trên đảo Java hiện nay đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Indonesia sẽ giữ nguyên lãi suất
20:29' - 20/08/2019
Ngân hàng Trung ương Indonesia (BoI) sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt trong bối cảnh thị trường tài chính Indonesia bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại và đà giảm tốc của kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.