Những ý tưởng kinh doanh “miễn nhiễm với suy thoái”

10:35' - 12/02/2016
BNEWS Thời buổi kinh tế khó khăn vẫn luôn có rất nhiều công ăn việc làm được xem là “miễn nhiễm với suy thoái”, chẳng hạn như thợ sửa ống nước, kế toán, và người bán tạp phẩm...

Theo Kaufman Foundation (Mỹ), thời buổi kinh tế khó khăn có thể truyền cảm hứng cho rất nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo mới. Chẳng hạn như vào thời điểm suy thoái kinh tế “tồi tệ nhất”, năm 2010 là nămchứng kiến hoạt động kinh doanh nhộn nhịp nhất trong nhiều thập niên.

Điều đó dường như đi ngược lại với suy nghĩ của mọi người, vì việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới trong thời điểm khó khăn là rất rủi ro.

Theo Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA), hơn 50% doanh nghiệp nhỏ thất bại trong 5 năm đầu tiên, và khoảng 50% trong số những doanh nghiệp trụ lại được đó sẽ lại đón nhận kết quả tương tự trong vài năm tiếp theo. Đây không phải là tỷ lệ cược tốt cho bất cứ ai muốn khởi nghiệp. 

Tuy nhiên, có rất nhiều công ăn việc làm được xem là “miễn nhiễm với suy thoái”, chẳng hạn như thợ sửa ống nước, người làm dịch vụ tang lễ, kế toán, và người bán tạp phẩm, đồng thời cũng có rất nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ và khác thường đã phát triển mạnh trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm. Những công việc này có thể khiến bạn ngạc nhiên và phải “mở rộng tầm mắt”. 

Vậy những ý tưởng kinh doanh kỳ lạ và “quái dị” đó là gì?

1. Bed Bug Barrier (tấm chắn và bẫy rệp giường)

Nếu từng đến một nhà nghỉ hoặc khách sạn có đầy rệp giường, bạn sẽ thấy những sinh vật nhỏ bé đó gây ra cảm giác kinh khủng như thế nào.

Tony Abrams, một công dân người Australia, đã phát tài khi phát minh ra các tấm chắn và bẫy rệp khiến chúng không thể bò vào giường cắn những người đang ngủ. Những tấm chắn này được gắn tại các chân giường và “bẫy” nhưng con rệp.

Trang chủ của Bed bug barrier. Ảnh: bedbugbarrier.com.au

Sản phẩm này được bán với giá 6,99 USD/tấm và được sử dụng phổ biến ở Mỹ và Canada. Đây quả là một ý tưởng điên rồ? Nhưng, Tony Abrams đã kiếm được hàng triệu USD với ý tưởng độc đáo này.

2. Rent-A-Chicken (cho thuê gà)

Sẽ có nhiều người hỏi: Tại sao trên Trái Đất này lại có người muốn thuê gà?

Bạn biết đấy, có một số người hứng thú với công việc chăn nuôi ở thành thị muốn nuôi gà. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi họ không thích chăm nuôi chúng nữa? Sau đó, họ sẽ phải “mắc kẹt” với đống chuồng gà và những gà mà họ không muốn nuôi nữa.

Khi bạn không còn thích nuôi gà nữa thì bạn có thể gửi gắm cho người khác. Ảnh minh họa: chckns.com

Đó là lý do “Rent-A-Chicken” được ra đời. Một đôi vợ chồng sống tại Traverse City, bang Michigan (Mỹ) sẽ mang đến cho bạn mọi thứ bạn cần để chăm sóc cho bầy gà trong mùa Hè.

Chỉ với 250 USD, bạn sẽ biết liệu bạn có thực sự muốn tự nuôi gà hay không. Trên thực tế, tại Australia có một mô hình kinh doanh tương tự như vậy có tên gọi là “Rent-A-Chook” (cho thuê gà trống).

3. Hangover Helpers (giúp việc cho người say rượu)

Trong trường hợp bạn và bạn bè của bạn tiệc tùng suốt đêm. Và hiện bạn đang phải chịu những cơn đau đầu dữ dội và khát nước sau trận say, nhà của bạn thì đầy rác và lộn xộn. Ý nghĩ phải tự kiếm cái gì đó để ăn và sau đó lau dọn mớ hỗn độn ập đến.

Bạn bỏ ra 20 USD để đổi lấy một lần say xỉn và khi tỉnh dậy ngôi nhà của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ. Ảnh minh họa: www.independent.co.uk 

Vậy bạn sẽ làm gì? Hãy gọi cho dịch vụ “Hangover Helpers”. Chỉ với 20 USD/lần, hai sinh viên ở quận Boulder, Colorado (Mỹ), sẽ đem đến cho bạn bữa sáng (buritto của Mexico), đồ uống Gatorade và dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, trong đó bao gồm rửa chén, bát, nồi, chảo, và thu dọn lon bia.

Ý tưởng này quả là điên rồ để trở thành một công việc thực sự đấy chứ? Hai anh chàng có ý tưởng “giúp việc cho người say rượu” này đã xuất hiện trên Tạp chí Forbes, trên kênh truyền hình CBS, và trên Chương trình trò chuyện cùng Regis và Kelly. 

4. The Smashing Place (phòng đập phá đồ)

Bạn đã từng cố ý đập vỡ bát đĩa chưa? Chẳng hạn như lúc bạn đang bị áp lực hay tức giận, bạn muốn ném đồ đạc trong phòng và bạn cảm thấy cơn tức giận được giải tỏa khi đồ vật đập vào tường rồi vỡ tan. Tâm trạng sẽ khá lên đúng không? Thậm chí bạn còn có thể cảm thấy sự căng thẳng hay tức giận đã được giải tỏa và tan biến.

Nếu có bực tức, thì bạn có thể tìm đến căn phòng này để " xả stress". Ảnh minh họa: citylab.com

Đó là toàn bộ ý tưởng đằng sau “The Smashing Place”. Ý tưởng kinh doanh này, đã có ở Tokyo (Nhật Bản), cho phép khách hàng đến và mua bát đĩa hoặc cốc tùy vào sự lựa chọn của họ, và đập phá chúng. Họ có thể đập và đạp, quát mắng thậm chí là chửi thề hoặc làm bất cứ điều gì mà họ muốn để giảm bớt căng thẳng. 

Mức phí cho mỗi lần “giải tỏa” dao động từ 200 yen (1,7 USD) cho một chiếc cốc nhỏ đến 1.000 yen (8,5 USD) cho một chiếc đĩa lớn. Ý tưởng này có thể sẽ được “chào đón” ở New York. 

5. I Do, Now I Don’t

Khi bị vị hôn thê “bỏ rơi” sau ba tháng đính hôn, Josh Opperman cảm thấy mọi thứ dường như sụp đổ. Những gì vị hôn thê của anh để lại là chiếc nhẫn đính hôn tuyệt đẹp mà anh đã phải làm việc rất chăm chỉ để mua được.

Khi bán lại đồ trang sức tại trang web này, sẽ được giá hơn là khi bán lại cho cửa hàng trang sức. Ảnh: idonowidont.com

Tuy nhiên, khi mang chiếc nhẫn trả lại cho cửa hàng trang sức, anh ta đã phải nhận thêm một cú sốc nữa. Cửa hàng bán trang sức chỉ trả 3.500 USD cho chiếc nhẫn mà anh đã mua với giá 10.000 USD.

Vì vậy, trang web “I Do, Now I Don’t” được mở ra. Đây là một trang mạng cho phép mọi người bán nhẫn đính hôn (hoặc bất kỳ đồ trang sức nào) cho người sử dụng mà bị mất giá ít hơn là bán lại cho cửa hàng đồ trang sức.

Đây là nơi trao đổi, bán lại những đồ trang sức vẫn còn giá trị sử dụng. Những chiếc nhẫn được bán qua trang web này có giá dao động từ 500 USD đến 50.000 USD, hay thậm chí là cao hơn.

Trang mạng này là một ý tưởng kinh doanh thành công đáng kinh ngạc và được giới thiệu trên kênh CNN, chương trình The Today Show, kênh tin tức Fox News, và trên tờ The New York Times. 

6. The Pet Loo (hộp vệ sinh cho thú cưng)

Nếu bạn từng nuôi thú cưng khi sống trong một căn hộ chung cư, bạn sẽ thấy khổ sở như thế nào khi phải dẫn chúng ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời là 10 độ C và gió rét buốt. Hoặc sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi, bạn phải vội về nhà để đưa chúng ra ngoài.

Đó là lý do vì sao “The Pet Loo” được phát minh. Nơi vệ sinh cho thú cưng là một thảm cỏ giả hình vuông, được đặt trên một hệ thống hộp giản đơn chứa chất thải mà bạn có thể đặt nó ở trong nhà hoặc trong căn hộ của bạn.

Nếu bạn ở chung cư thì The Pet Loo là một sự lựa chọn không tồi. Ảnh: petbarn.com.au

Nó giống như một sân vườn thu nhỏ, nơi thú cưng của bạn có thể vui chơi và đi vệ sinh.  Mặc dù “The Pet Loo” được bắt đầu ở Australia, nhưng mô hình này đã được phát triển mạnh mẽ tại Mỹ.

Trên thực tế, mọi người thường đặt hộp vệ sinh cho thú nuôi trong phòng giặt, tầng hầm, ban công, và thậm chí trong sân sau không có cây Giá của một chiếc “Pet Loo” là từ 110 USD, tùy thuộc vào kích cỡ.  

Lời kết

Bạn học được gì từ những ý tưởng trên? Nếu bạn dự định học theo những cách thức kinh doanh trên vì đã có người thực hiện thành công, thì bạn có thể phải đón nhận thất bại. Bởi chìa khóa thành công của những ý thưởng “kỳ quái” trên là chúng đáp ứng nhu cầu của mọi người, ngay cả những người không nhận ra là nó cần thiết (như “Phòng đập phá đồ” ở Tokyo)./.  

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục