Những yếu tố khiến ngành nông nghiệp Nhật Bản dễ bị tổn thương
Theo mạng tin lowyinstitute.org, đối với nhiều quốc gia, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tác động nghiêm trọng đến chi phí và nguồn cung cấp lương thực. Lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc và đóng cửa đường ống dẫn dầu của Nga đã khiến giá lương thực quốc tế tăng mạnh.Có những tác động khác cũng nghiêm trọng không kém, nhưng ít rõ ràng hơn. Trong trường hợp của Nhật Bản, một trong những tác động đáng kể nhất là việc giá phân bón hóa học tăng 50% so với cách đây 3 năm - theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Thực tế này phơi bày tính dễ bị tổn thương của ngành nông nghiệp Nhật Bản do phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp chính từ nước ngoài. Nguồn cung phân bón hóa học của Nhật Bản gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Trong năm 2020–2021, Nhật Bản chủ yếu nhập phân đạm của Malaysia (47%) và Trung Quốc (37%). Phân lân được cung cấp bởi Trung Quốc (90%) và Mỹ (10%), phân kali chủ yếu được cung cấp từ Canada (59%) và Nga (16%).Chi phí phân bón ngày càng tăng là do giá thị trường quốc tế và đồng yen yếu. Chính phủ Nhật Bản hiện đang hỗ trợ 70% phần tăng giá phân bón để bảo vệ người nông dân. Giá thị trường quốc tế tăng cao chủ yếu do Nga, một trong những nhà cung cấp phân bón hóa học lớn nhất thế giới, đã tạm dừng xuất khẩu vào năm 2022 để hỗ trợ nông dân trong nước. Lệnh cấm đang ảnh hưởng đến Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á mua phân bón từ Nga. Hơn nữa, việc sản xuất phân bón hóa học chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên như khí đốt tự nhiên. Xung đột đã làm gián đoạn dòng chảy của nó, dẫn đến sự gia tăng hơn nữa về giá phân bón trên thị trường quốc tế.Tại Nhật Bản, phân bón chiếm trung bình từ 6-13% chi phí canh tác. Tỷ lệ này đặc biệt cao đối với cây trồng ngoài đồng. Việc tăng giá phân bón không được phản ánh đầy đủ trong giá bán tại trang trại của các mặt hàng thực phẩm và gây áp lực lên lợi nhuận của nông dân bằng cách tăng chi phí cố định. Năm 2022, MAFF đã xuất bản một báo cáo đánh giá rủi ro đối với việc cung cấp lương thực ổn định ở Nhật Bản. Việc tăng giá phân bón được xếp vào nhóm “rủi ro nghiêm trọng” có tác động lớn nhất.Không chỉ xung đột Nga-Ukraine đe dọa nguồn cung cấp phân bón ổn định. Có thông tin cho biết nguyên liệu thô cho phân bón hóa học đang cạn kiệt trên toàn cầu. Năm 2022, Trung Quốc - nhà sản xuất photphorit lớn nhất thế giới - đã hạn chế xuất khẩu để ưu tiên cung cấp trong nước. Điều quan trọng là nguyên liệu thô cho phân bón hóa học phân bố không đồng đều trên thế giới. Morocco chiếm 70% trữ lượng kinh tế về photphorit. Trữ lượng quặng kali bị chi phối bởi Canada (41%) và Belarus (30%). Cũng như vậy, sự phân phối các nguồn năng lượng cần thiết cho sản xuất phân bón hóa học cũng không hợp lý.Do tình hình quốc tế ngày càng bất ổn, xu hướng giá phân bón cao nhiều khả năng sẽ tiếp tục. Điều này đã thúc đẩy nỗ lực của Nhật Bản nhằm đảm bảo “an ninh phân bón” cho đất nước. Các quan chức chính phủ Nhật Bản đã đến thăm Malaysia và Canada để đề nghị tiếp tục cung cấp phân bón ổn định. Nhật Bản cũng đã thảo luận với Morocco về kế hoạch đa dạng hóa các đối tác thương mại đối với phân bón chứa photphorit.
Nhằm tự giảm tiêu thụ phân bón, chính phủ đang khuyến khích nông dân ở Nhật Bản bón phân có chọn lọc các vi chất dinh dưỡng chỉ thiếu trong đất. Để hiểu được điều kiện đất đai, người nông dân đang sử dụng dịch vụ phân tích đất của Hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản. Đồng thời, MAFF đang khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ như phân gia cầm vì những nguyên liệu thô này rất dễ kiếm ở Nhật Bản. Tháng 12/2022, MAFF đã triển khai chương trình trợ cấp cho các nhà cung cấp và nhà sản xuất nguyên liệu để thúc đẩy sản xuất phân bón bằng các nguồn lực trong nước.
Năm 2021, MAFF bắt đầu các biện pháp để đạt được quá trình khử carbon và khả năng phục hồi bằng đổi mới (MeaDRI). Lấy cảm hứng từ chiến lược “Farm to Fork” (Từ nông trại đến bàn ăn) - trọng tâm của Thỏa thuận xanh châu Âu - MeaDRI đặt mục tiêu đạt được các mục tiêu môi trường khác nhau vào năm 2050. Những mục tiêu này bao gồm lượng khí thải CO2 bằng 0 từ ngành nông nghiệp của Nhật Bản, giảm 30% sử dụng phân bón hóa học và tăng diện tích canh tác hữu cơ không sử dụng phân hóa học lên 1 triệu ha (25% tổng diện tích canh tác). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng MeaDRI quá tham vọng và gần như không thực tế. Diện tích canh tác hữu cơ ở Nhật Bản lên tới 23.000 ha (0,5% tổng diện tích canh tác) vào năm 2017. Để đạt được mục tiêu, Nhật Bản cần mở rộng diện tích gần 40 lần. Sẽ rất khó để vượt qua sự phụ thuộc vào phân bón hóa học nhập khẩu nếu chỉ thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ.
Sự phụ thuộc vào phân bón hóa học nhập khẩu là vấn đề điển hình của ngành nông nghiệp hiện nay ở Nhật Bản. Ngành nông nghiệp phải đối mặt với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các nguồn lực nước ngoài, không chỉ phân bón mà còn cả thức ăn chăn nuôi và lao động nông nghiệp. Thách thức về an ninh phân bón này sẽ tạo cơ hội để đất nước bắt đầu xem xét cách đối mặt với những vấn đề như vậy.
Không có cách nào dễ dàng thoát khỏi thách thức này đối với Nhật Bản. Giá phân bón hóa học quốc tế tăng cao có thể sẽ gây thêm bất ổn cho ngành nông nghiệp và lo ngại về an ninh lương thực trong nước. Nhật Bản cần tiếp tục đánh giá lại hiện trạng sử dụng phân bón hóa học trong nước, đồng thời đảm bảo nhập khẩu./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Lúa mì biến đổi gen chịu hạn ngày càng được nhiều quốc gia chấp thuận
16:32' - 28/03/2023
Lúa mì biến đổi gen chịu hạn được kỳ vọng có thể giúp cải thiện năng suất và gia tăng sản lượng trong điều kiện mưa ít.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá lúa vẫn duy trì ở mức cao
08:47' - 26/03/2023
Giá lúa các loại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua nhìn chung đi ngang và năng suất và giá lúa của vụ Đông Xuân ở mức cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.