Ninh Bình nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế tập thể

09:44' - 18/11/2018
BNEWS Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, nhất là kinh tế hợp tác xã trên tất cả các mặt là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2018 - 2023
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Theo đó, mỗi năm tỉnh sẽ thành lập mới từ 20-30 tổ hợp tác, đến hết năm 2023, thu hút trên 3.000 lao động tham gia; mỗi năm thành lập từ 20 -25 hợp tác xã; xây dựng ít nhất 50 hợp tác xã điển hình tiên tiến và hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Để tiếp tục phát huy vai trò của kinh tế hợp tác xã, bà Tâm cho hay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ chủ động đẩy mạnh và đổi mới phương thức tuyên truyền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, lợi ích của hợp tác xã mang lại cho các thành viên để nâng cao nhận thức của người dân và các cấp, các ngành.

Đồng thời, tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị,... của Trung ương và của tỉnh về phát triển kinh tế hợp tác xã, tập trung nguồn lực xây dựng mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị hàng hóa ở 8 huyện, thành phố; trong đó, tập trung cao cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Liên minh hợp tác xã tỉnh cũng sẽ tăng cường và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các thành viên, chủ động nắm bắt và lắng nghe các khó khăn, vướng mắc của hợp tác xã để hướng dẫn, xử lý và đề xuất các cấp, các ngành giải quyết; định kỳ sơ, tổng kết, động viên khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp kinh tế tập thể.

Nông dân huyện Kim Sơn thu hoạch lúa vụ mùa. Ảnh: Minh Đức - TTXVN 

Để kinh tế tập thể có thể đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh kiến nghị cần có quy định rõ tính chất tổ chức, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đi kèm với các nguồn lực tương ứng của hệ thống Liên minh Hợp tác xã các cấp để thực hiện vai trong nòng cốt phát triển kinh tế hợp tác xã.

Đồng thời, các ngành chức năng chỉ đạo các ban, đơn vị thuộc hệ thống liên minh Hợp tác xã Việt Nam quan tâm bổ sung về vốn vay ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, các dịch vụ khoa học công nghệ, tín dụng, xúc tiến thương mại hỗ trợ các hợp tác xã phát triển.

Tính đến tháng 10/2018, tỉnh Ninh Bình có 350 tổ hợp tác; 366 hợp tác xã thu hút trên 300 nghìn thành viên và hộ thành viên tham gia. Doanh thu bình quân năm 2018, hợp tác xã ước đạt hơn 4,2 tỉ đồng.

Về xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị đến nay, tỉnh đã có 32 hợp tác xã đã và đang hình thành một số sản phẩm theo chuỗi qua đó góp phần tăng diện tích canh tác, quy mô và chất lượng sản phẩm. 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục