Nỗ lực đưa thương hiệu quốc gia vươn xa
Năm 2021, bất chấp đại dịch bệnh COVID-19, thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục duy trì được thứ hạng 33 trong danh sách top 100 thương hiệu mạnh thế giới, tăng khoảng 21,69% so với năm 2020, từ 319 tỷ USD lên tới 388 tỷ USD.
Vị thế mới, giá trị mới
Không phải ngẫu nhiên, Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh - lại đánh giá Việt Nam rất tích cực trong xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu.
Đó là kết quả từ những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân nước ta trong suốt nhiều năm qua.
Những năm gần đây, Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Thứ hạng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên Bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng quan hệ song phương, đa phương.
Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD).
Nhờ đó, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia, giá trị nhất thế giới.
Đây là một thành tích ấn tượng, nối dài giai đoạn 4 năm, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia của nước ta liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh của thế giới, nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.
Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, song thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được thứ hạng 33 trong danh sách top 100 thương hiệu mạnh thế giới, tăng khoảng 21,69% so với năm 2020, từ 319 tỷ USD lên tới 388 tỷ USD.
Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Brand Finance, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng so với năm 2020 trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Cụ thể, vị trí của Việt Nam cũng được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 trong năm 2020 lên 47/105 năm 2021.
Theo ông Thue Quist Thomasen, Thành viên Ban điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Việt Nam ngày càng cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bằng giải pháp xây dựng thương hiệu quốc gia. Đây là hướng đi đúng đắn cho các quốc gia định hướng xuất khẩu, nhất là muốn chinh phục thị trường châu Âu.
* Nâng tầm vị thế, "chắp cánh bay xa"
Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), trước năm 1986, thương hiệu gần như là một khái niệm "chưa tồn tại" đối với cộng đồng doanh nghiệp, hay thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới thương hiệu vẫn chưa được quan tâm do doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, chưa có sự giao thương, xuất khẩu với các nước trên thế giới.
Phải từ năm 1995 đến nay, cùng với tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, khái niệm “thương hiệu quốc gia” bắt đầu được trao đổi, vận dụng phổ biến ở Việt Nam, trước hết trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, sau đó từng bước mở rộng ra lĩnh vực văn hóa-du lịch, truyền thông và công nghệ.
Đặc biệt từ năm 2003, khi Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) thì nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về phát triển thương hiệu mới có những bước biến chuyển rõ rệt.
Chương trình thương hiệu quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ gắn với 3 giá trị: “Chất lượng-Đổi mới, sáng tạo-Năng lực tiên phong” với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.
Trong lĩnh vực du lịch, Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa được phê duyệt tháng 12/2020 là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (phê duyệt năm 2016) và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 (phê duyệt năm 2020).
Trong lĩnh vực công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019 đưa ra thông điệp “Make in Vietnam” (Làm tại Việt Nam) nhằm quảng bá thương hiệu quốc gia cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam.
Trong lĩnh vực thông tin-truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài nhằm hỗ trợ các bộ/ngành, địa phương triển khai các kế hoạch xây dựng, quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Bộ Ngoại giao cũng đã chủ động, tích cực, hiệu quả góp phần định vị và quảng bá thương hiệu quốc gia hiểu theo nghĩa rộng và tiếp cận từ góc độ chiến lược đối ngoại phổ biến trên thế giới hiện nay.
Đó là nỗ lực nghiên cứu, định vị bản sắc ngoại giao Việt Nam; phối hợp cùng các Bộ, ban, ngành xây dựng các thông điệp lớn về đối ngoại trong văn kiện, chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước; Bộ Ngoại giao và hệ thống hơn 90 cơ quan đại diện ở ngoài nước đẩy mạnh triển khai các thành tố của thương hiệu quốc gia thông qua các trụ cột ngoại giao chính trị (đặc biệt là ngoại giao cấp cao), ngoại giao kinh tế (đồng hành, hỗ trợ các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp), ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại, ngoại giao công chúng (quảng bá văn hóa đất nước với các chính phủ và công chúng thế giới, chuyển tải rộng rãi thông điệp và thành tựu đối ngoại, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế quốc gia).
Trải qua 19 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành và tạo được uy tín đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện tại, Việt Nam có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.
Các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia đã khẳng định vị thế hàng đầu vững chắc trong lĩnh vực hoạt động của mình, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu, dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến khó lường trên toàn thế giới.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước về đích với con số kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19%, duy trì xuất siêu 6 năm liên tục (từ năm 2016 đến nay).
Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới của WTO ghi nhận, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021. Đạt được những thành tựu này là do nhiều yếu tố trong đó có sự đóng góp của các sản phẩm Thương hiệu quốc gia.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta, đa số các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia đều triển khai các hoạt động chung tay cùng cộng đồng với số tiền và hiện vật quyên góp lên tới trên 80 tỷ đồng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Chương trình, ngày 8/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020-2030 và Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển được 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục gia tăng về giá trị và thứ hạng trên trường quốc tế
17:39' - 19/04/2022
Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhằm định hướng tới độc giả, góp phần lan toả và cổ vũ doanh nghiệp trong việc đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu ngành để đón đầu cơ hội mới
20:37' - 06/04/2022
Theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), trong năm qua ngành xây dựng – vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...