Nỗ lực gỡ thẻ vàng, phát triển nghề cá bền vững
*Quyết liệt lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị Chính phủ đưa ra chính sách, giải pháp đột phá để cơ cấu lại, phát triển bền vững ngành Thủy sản, đồng thời ngăn chặn tình trạng đánh bắt trái phép, gỡ cảnh báo thẻ vàng từ EC. Đây cũng là vấn đề đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) quan tâm.Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Liên minh châu Âu (EU) có Luật IUU áp dụng chung cho 28 nước thành viên và tất cả các quốc gia khác khi muốn xuất khẩu thủy sản đến EU. Luật này cấm hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo, khai báo không đúng, để bảo vệ tài nguyên biển.
Năm 2011, chế tài này chính thức có hiệu lực. Từ đó đến nay, 25 quốc gia bị rút thẻ, trong đó có 2 cấp: thẻ vàng và thẻ đỏ. Nếu rút thẻ vàng có nghĩa tất cả những hải sản của nước đó xuất sang EU sẽ bị kiểm soát 100%, trong khi trước đó kiểm soát có xác suất. Còn nếu bị thẻ đỏ nghĩa là 28 nước thành viên trong EU sẽ không nhập hải sản của quốc gia đó nữa. "Việt Nam trước đây do hạn chế về tiềm năng, năng lực khai thác ngư trường... nên có những sai phạm trong đánh bắt. Bên cạnh đó, tổ chức quản lý, khai báo sản phẩm không đúng yêu cầu… Do đó, ngày 23/10/2017, EU chính thức rút thẻ vàng với Việt Nam. Từ đó đến nay, chúng ta đã tập trung nỗ lực các chương trình hành động để xóa thẻ vàng EU", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết. "Chúng ta phải xác định rằng EU kiến nghị 9 nội dung để xóa thẻ vàng EU cũng trùng với lợi ích của Việt Nam, phải tái cơ cấu lại nghề cá tự phát thành nghề cá có trách nhiệm, bền vững. Việc này không chỉ thực hiện cho những năm tới mà còn lâu dài cho con cháu, đảm bảo hiệu quả cho những ngư dân tham gia hoạt động này", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua 2 năm triển khai các biện pháp, Việt Nam được ghi nhận không còn vi phạm hành vi khai thác trái phép trên toàn bộ tuyến Thái Bình Dương và các quốc đảo. Tuy nhiên, vi phạm vùng biển phía Nam vẫn còn. Cụ thể, năm 2019 có 113 vụ, gồm hơn 180 ngư dân của 8 tỉnh, thành tại Việt Nam vẫn còn vi phạm. "Việc thực hiện các bước khác từ công tác tổ chức quản lý, ghi nhận của doanh nghiệp, của ngư dân chưa tốt. Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát trên các tuyến biển đã cho thành lập kiểm ngư ở địa phương, nhưng trên thực tiễn hiện nay mới có 2 tỉnh thành lập. Do đó, khâu kiểm soát của ba đới từ đới bờ, đới lộng và đới khơi hiện nay tuy có mấy lực lượng tham gia nhưng chưa đạt hiệu quả", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận. Hôm nay (6/11), EU cử một phái đoàn sang kiểm tra lần thứ hai đối với Việt Nam. Việt Nam cũng nêu quan điểm rõ ràng, những khuyến nghị từ phía EU trùng với hướng phấn đấu của Việt Nam, giúp phát triển nghề cá bền vững. "Hàng triệu ngư dân, 96.606 tàu đánh bắt cá, với hơn 2.000 tàu lớn, phạm vi hoạt động rộng như thế không thể nào một sớm một chiều yêu cầu làm đồng loạt. Chúng ta phải đồng lòng, tiếp tục quyết liệt từ Chính phủ đến các cấp, các ngành, ngư dân để xử lý dứt điểm vấn đề này", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ. Bộ trưởng đề nghị, các địa phương như Cà Mau, Phú Yên, Bình Định… quyết tâm, quyết liệt lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Các doanh nghiệp, bà con ngư dân vì quyền lợi lâu dài và vì thương hiệu Việt Nam phải chung tay thực hiện. "Xuất khẩu thủy sản sang EU không có ý nghĩa nhiều về kinh tế nhưng là danh dự của Việt Nam. Thông qua việc xóa được thẻ vàng, thủy sản Việt Nam có thể xuất khẩu sang các nước khác một cách hiên ngang", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. *Rà soát lại quy hoạch và chính sách hỗ trợ thủy sản Giải trình, làm rõ thêm một số giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành Thủy sản Việt Nam trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, phải tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành Thủy sản trên cơ sở đánh giá đầy đủ nhu cầu thị trường trong nước và thế giới; gắn tái cơ cấu ngành Thủy sản với điều kiện phát triển thủy sản của từng vùng, từng địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu.Bên cạnh đó, ngành thực hiện gắn tái cơ cấu với tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào đến nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam.
"Tái cơ cấu ngành Thủy sản, chuyển mạnh sang nuôi trồng biển - coi đây là nhiệm vụ đột phá trong tái cơ cấu ngành Thủy sản trong giai đoạn tới nhằm thúc đẩy tăng trưởng thủy sản, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân", Phó Thủ tướng nêu rõ. Trên cơ sở tái cơ cấu ngành Thủy sản, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, các địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch theo Luật Quy hoạch. Trong đó, phải đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch sử dụng biển Quốc gia để báo cáo Quốc hội; đồng thời tập trung xây dựng Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lập Quy hoạch các vùng kinh tế, hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch. Trong đó, xác định rõ các quy hoạch cần tích hợp vào quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh như: Quy hoạch hạ tầng thủy sản, giao thông, thủy lợi, điện, thông tin truyền thông, cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, các khu vực nuôi trồng thuỷ sản cả trên biển… Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần rà soát lại các cơ chế chính sách hiện có để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách để hỗ trợ phát triển ngành thủy sản. Trong đó, các bộ, ngành, địa phương tổng kết việc thực hiện Nghị định 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản để điều chỉnh lại những nội dung còn hạn chế, chưa phù hợp (như cơ chế về tín dụng cho ngành thủy sản); xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển các đội tàu viễn dương, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, các chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong phát triển nuôi trồng thủy sản... Một trong những nội dung quan trọng mà Phó Thủ tướng nhấn mạnh là phải giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về khai thác hải sản; đặc biệt là việc đánh bắt cá trái phép tại vùng biển nước ngoài. Phó Thủ tướng cho biết, sau khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, và 28 địa phương ven biển để triển khai các giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm của tàu cá và ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt cá trái phép vẫn chưa chấm dứt. Hiện tại, 7 địa phương còn có tàu cá của ngư dân vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. "Nếu không được gỡ thẻ vàng, thậm chí bị nâng mức cảnh báo thẻ đỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của ngành Thủy sản, nền kinh tế của Việt Nam và đời sống người dân", Phó Thủ tướng lưu ý. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu Quốc hội tại các địa phương, đặc biệt là 28 tỉnh, thành phố ven biển hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát ngư dân; cùng với lãnh đạo các địa phương triển khai tốt các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các khuyến nghị của EC, sớm gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho thủy sản Việt Nam./. Xem thêm:>>Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Từ ngày 5 – 14/11, đoàn thanh tra EC sẽ làm việc tại Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
"Tàu 67" làm "nóng" nghị trường Quốc hội
15:03' - 06/11/2019
Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 6/11, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến những bất cập của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời về nông thôn mới
12:50' - 06/11/2019
Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giải đáp nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tư lệnh ngành nông nghiệp giải trình rõ nhiều vấn đề "nóng"
12:48' - 06/11/2019
Bên hành lang Quốc hội, phóng viên TTXVN đã ghi lại ý kiến đánh giá của các đại biểu quốc hội về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp từ kinh tế số
09:47' - 06/11/2019
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra ngày hôm nay 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ trả lời các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử và kinh tế số.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.