“Nỗi niềm” của doanh nghiệp thời trang nhỏ tại Pháp
“Ngày nay, bạn có thể mua một chiếc áo phông với giá chỉ 2 euro (2,27 USD), nhưng chỉ mặc nó hai hoặc ba lần”, ông Enrique Martinez, Giám đốc điều hành tập đoàn Fnac-Darty, phát biểu đầy bức xúc. Theo ông, các nền tảng như Shein hay Temu đang thúc đẩy một mô hình tiêu dùng phi bền vững, khiến các doanh nghiệp nhỏ bị đẩy vào thế yếu.
Ông nói: “Chúng ta đã mất hàng chục năm để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe tại châu Âu. Nhưng giờ đây, thật khó để khiến thế hệ trẻ hiểu rằng nên trả 50 euro cho một chiếc áo phông được thiết kế và may tại địa phương, thay vì chọn mua một sản phẩm tương tự với giá 3 euro trên mạng”.
Ông Yann Rivoallan, Chủ tịch Liên đoàn Thời trang nữ của Pháp, cũng cho rằng đây là “chất độc làm ô nhiễm tâm trí giới trẻ” và nhấn mạnh rằng các thương hiệu nhỏ gần như không thể chống chọi với làn sóng thời trang siêu rẻ.Khách hàng chỉ chờ khuyến mãi
Tâm lý “chỉ mua khi giảm giá” đang là thực tế nhức nhối mà nhiều nhà thiết kế nhỏ phải đối mặt. Tại Flolove Paris - thương hiệu của nhà thiết kế Florence Rouchon - một chiếc áo sơ mi vải lanh thêu tay có giá 175 euro. Mức giá này phản ánh chất lượng nguyên liệu - như nhung Italy 100% cotton - và công sức của các nghệ nhân thêu thủ công ở miền Bắc nước Pháp. Nhưng theo bà Florence, “người Pháp giờ đây không còn sẵn sàng trả giá thật cho sản phẩm có chất lượng nữa”.Tình cảnh tương tự được chia sẻ bởi nhà thiết kế Élise Chalmin, người cho biết phần lớn khách hàng của cô đều hỏi về mã khuyến mại, bất chấp những nỗ lực chia sẻ quá trình sản xuất minh bạch trên mạng xã hội. “Họ thích sản phẩm của tôi, rồi hỏi: ‘Có mã giảm giá không?’. Tôi chỉ còn biết trả lời: ’Không, tôi không phải ông già Noel’”, cô buồn rầu chia sẻ.Chi phí sản xuất đáng kểNhững người trong ngành tự hỏi liệu người tiêu dùng có nhận ra được chi phí của thời trang bền vững và thân thiện với môi trường, khi mà không có sự hiểu biết về chủ đề này và chỉ quan tâm đến những ưu đãi tốt. Theo nhà kinh doanh Faustine Ancenay, người đứng đầu thương hiệu Romée Paris, loại hình kinh doanh thời trang có một số điểm yếu: "Bạn càng sản xuất với số lượng lớn, thì chi phí cho mặt hàng đó càng thấp, nhưng đằng sau đó, bạn vẫn phải có khả năng bán được hàng tồn kho của mình. Nếu không, bạn sẽ không thể tạo ra bất cứ điều gì mới mẻ đằng sau nó”. Bà cho biết, để sản xuất một chiếc áo sơ mi cotton, chỉ riêng chi phí nguyên liệu, bao bì và gia công đã lên tới khoảng 55 euro. Đó là chưa kể chi phí cố định như kế toán, quản lý trang web, marketing, thuê văn phòng, hoặc thuế VAT. “Tất cả những khoản này đều không thể giảm. Chúng tôi buộc phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo có lợi nhuận mà không phá vỡ các giá trị cốt lõi”, bà nhấn mạnh.Trên thực tế, các sản phẩm của Romée Paris có giá bán lẻ từ 150-250 euro - một mức giá không dễ tiếp cận với số đông người tiêu dùng hiện nay. Và điều này đồng nghĩa với việc chỉ một tỷ lệ nhỏ - khoảng 20% - thực sự quan tâm tới nguồn gốc sản phẩm và sẵn sàng chi trả cho thời trang có trách nhiệm.Thật không may, giá cả vẫn là yếu tố quyết định số một của người mua. Các nhà thiết kế trẻ đang phải vật lộn để nổi bật vì chỉ có 20% khách hàng quan tâm đến nguồn gốc sản xuất của họ.Những người tiên phong mỏi mệt rời cuộc chơiSức ép thị trường đã khiến nhiều thương hiệu độc lập phải bỏ cuộc. Thương hiệu đồ bơi Albertine Swim từng phát triển mạnh mẽ suốt 10 năm trước khi buộc phải ngừng hoạt động. Các nhà sáng lập cho rằng mô hình vốn tự chủ không có nhà đầu tư khiến họ quá mong manh trước lạm phát và cạnh tranh từ thời trang nhanh.Mathilde Cabanas - một thương hiệu được yêu mến bởi tinh thần sáng tạo - cũng vừa thông báo đóng cửa sau 12 năm hoạt động. Người sáng lập thừa nhận rằng để mở rộng, cô buộc phải tuyển dụng nhân sự, thuê nhóm marketing và hợp tác với công ty quản lý hình ảnh. “Tôi từng không muốn có nhà đầu tư vì sợ đánh mất sự tự do sáng tạo”, cô thừa nhận.Áp lực cạnh tranh không lành mạnhTheo ông Pierre Talamon, Chủ tịch Liên đoàn May mặc Quốc gia Pháp (FNH), hiện 88% sản phẩm dệt may tại Pháp là hàng nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, chỉ 3% được sản xuất trong nước và 8% ở châu Âu. Ông cho rằng việc lạm dụng chương trình khuyến mại và giảm giá giữa mùa đang tiếp tay cho mô hình tiêu dùng quá mức, biến thời trang trở thành cuộc đua hủy hoại giá trị.FNH - đại diện cho 33.000 cửa hàng - đang kêu gọi siết chặt quản lý ngành. Các kiến nghị bao gồm: công bằng về thuế giữa thương mại điện tử xuyên biên giới và doanh nghiệp nội địa, thiết lập cổng khai báo duy nhất cho các bưu kiện giá trị thấp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, đặc biệt là VAT.Phản ứng chính sách bắt đầu định hìnhBộ trưởng phụ trách Thương mại, bà Véronique Louwagie, gần đây tuyên bố sẽ tăng gấp ba số lượng kiểm tra các sản phẩm từ Trung Quốc như Shein hay Temu. Theo bà, các nền tảng này không tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất, cũng như các quy định khi đưa hàng ra thị trường châu Âu.Một tín hiệu tích cực là Luật điều chỉnh thời trang nhanh (fast-fashion) - được Quốc hội Pháp thông qua vào tháng 3/2024 và dự kiến được Thượng viện xem xét từ ngày 2/6 - đang mở đường cho một cơ chế thuế “thưởng- phạt”. Theo đó, những thương hiệu “học sinh giỏi” sẽ được hỗ trợ bằng chính khoản thuế đánh vào các “học sinh kém” trong ngành.“Pháp, đất nước được biết đến toàn cầu bởi các thương hiệu thời trang danh tiếng, phải là quốc gia tiên phong dẫn dắt cuộc chiến vì một ngành thời trang có trách nhiệm”, ông Pierre Talamon khẳng định.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30'
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30'
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.