Nông dân Mỹ không muốn "chiến tranh thương mại" với Mexico
Các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ đang gây sức ép với chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm tránh một cuộc tranh chấp thương mại với Mexico, vì lo ngại biện pháp thuế quan trả đũa sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm (khoảng 3 tỷ USD).
Xuất khẩu nông sản của Mỹ sẽ gặp rủi ro với các biện pháp trả đũa từ Mexico trong trường hợp Tổng thống Trump áp các rào cản thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Mexico sang thị trường Mỹ. John Weber, Chủ tịch Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ, cho biết các nhà sản xuất trong ngành đã tiếp xúc với nhóm chuyển giao của ông Trump ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8/11/2016 để khẳng định rằng việc miễn thuế nhập khẩu hiện hành đã biến Mexico trở thành thị trường nhập khẩu chính nông sản của Mỹ. Ông John Weber lo ngại Mexico tái kích hoạt danh mục các sản phẩm áp thuế, chủ yếu là nông phẩmp, như đã từng áp dụng vào năm 2011 để buộc Washington cho phép các xe chở hàng của nước này lưu thông trên đất Mỹ.Trong danh sách trên, thịt lợn đứng đầu và nếu điều này xảy ra, hơn 800 triệu USD giá trị xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sẽ phải chịu thuế.
Trong khi đó, nghị sỹ đảng Cộng hòa Steve King cảnh báo việc áp mức thuế nhập khẩu 20% đối với hàng hóa của Mexico theo như phát biểu của người phát ngôn Nhà trắng Sean Spicer để tài trợ cho dự án xây bức tường biên giới sẽ gây ra "chiến tranh thương mại". Tổng thống Trump đã yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), gồm Mexico, Mỹ và Canada (Ca-na-đa), vì cho rằng một số điều khoản trong thỏa thuận đã lỗi thời và không có lợi cho nước Mỹ. NAFTA, có hiệu lực từ năm 1994, đã trở thành nền tảng trong mọi chính sách kinh tế của Mexico. Hơn 80% hàng hóa xuất khẩu của Mexico đang được hưởng lợi từ hiệp định này. Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo tuyên bố quốc gia này có thể rời khỏi NAFTA nếu không đạt được lợi ích trong khi tái đàm phán. Đồng thời, cho biết việc áp thuế đối với hàng hóa của Mỹ là một phương án “B” trong trường hợp thất bại khi tái đàm phán NAFTA. Mỹ hiện là đối tác thương mại số một của Mexico. Hơn 80% hàng hóa xuất khẩu của Mexico là sang Mỹ và ngược lại 46% hàng hóa nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh là từ Mỹ. Theo số liệu của Viện Thống kê và Địa lý Mexico (Inegi), trong năm 2016, kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 525,11 tỷ USD, với thặng dư 63,192 tỷ USD nghiêng về phía Mexico.>>>Ngô – “vũ khí” mới của Mexico trong đàm phán thương mại với Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trừng phạt doanh nghiệp tham gia kế hoạch xây bức tường biên giới với Mexico
15:54' - 22/03/2017
Ba nghị sĩ California mới đây đã công bố dự luật trừng phạt những doanh nghiệp tham gia vào kế hoạch xây dựng bức tường biên giới với Mexico của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngô – “vũ khí” mới của Mexico trong đàm phán thương mại với Mỹ
14:41' - 22/03/2017
Mexico hiện đang nắm trong tay một “vũ khí” được dự đoán có thể mang lại lợi thế cho nước này trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, đó là ngô.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico: Nguồn thu từ dầu khí giảm hơn 66% trong 4 năm qua
16:13' - 21/03/2017
Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế và ngân sách Mexico (CIEP), thu nhập của ngành dầu khí nước này giảm 66,6% trong bốn năm vừa qua, xuống 308,145 tỷ peso trong năm 2016 (khoảng 16,2 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Mỹ - Mexico đang ở thời khắc quyết định
13:11' - 21/03/2017
Những thỏa thuận mà Mexico đạt được với Mỹ trong các đàm phán gần đây sẽ xác định sự “chung sống” của nước này ở Bắc Mỹ trong những năm tới và nhiều khả năng trong những thập kỷ tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.