Nông sản Việt tìm cách nào chuyển từ đi bộ sang tập bơi?
Sau 2-3 ngày vận chuyển, nếu không gặp khó khăn, những chiếc xe chở ắp nông sản có thể tiến thẳng qua cửa khẩu giao hàng xong cho đối tác rồi quay về. Trong trường hợp không bị ùn tắc, một xe dưa hấu sau khi bán xong, trừ chi phí vận tải cũng vẫn có thể thu lại cả trăm triệu đồng. Đấy là chưa nói những loại trái cây giá trị cao hơn như thanh long, xoài, mít.
Thế nhưng, ông Trần Thanh Hải cũng chỉ ra những nhược điểm trong việc giao dịch bằng đường bộ. Đơn cử như năng lực giới hạn nên rất dễ gây ùn tắc, ngay cả khi trái cây chưa vào chính vụ. Bên cạnh các xe hàng chở nông sản, còn có còn có nhiều loại hàng hóa khác cũng đi đường bộ. Vì thế, khi ùn tắc cục bộ các mặt hàng công nghiệp, khoáng sản đều có thể đợi được nhưng nông sản thì không. “Mỗi ngày trôi qua là một ngày nông sản xuống cấp, đứng trước áp lực tiêu thụ, đổ bỏ. Cũng chính những lúc này doanh nghiệp mới nghĩ đến phương thức vận tải khác”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh. Ngoài ra, xuất khẩu tiểu ngạch luôn mang lại rủi ro bất thường vì đây chỉ là hình thức thương mại do chính quyền địa phương bên kia biên giới quản lý. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có chính sách thu hẹp tiểu ngạch nên đã đóng nhiều lối mở, thậm chí xây hàng rào dọc đường biên để hạn chế cư dân qua lại, buôn bán. * Dịch chuyển trong xuất khẩu Thống kê của Cục Hàng hải cho thấy, hiện có khoảng 30 hãng có tàu chạy tuyến từ Việt Nam qua Trung Quốc nhưng số lượng khác nhau. Không chỉ các hãng tàu của khu vực châu Á như: Cosco, SITC, CUL, SJS (Trung Quốc), Yang Ming, Wan Hai, Evergreen của Đài Loan (Trung Quốc), Heung-A, Sinokor, CK Line, KMTC (Hàn Quốc) mà có cả các hãng tàu từ châu Âu như: SeaLand (một nhánh của Maersk), CNC (CMA CGM), ZIM, ... Ông Trần Thanh Hải cho hay, nếu xét về khu vực địa lý, có sự khác biệt giữa xuất khẩu nông sản bằng đường biển của miền Bắc và miền Nam. Bởi, miền Bắc chủ yếu xuất khẩu các loại rau như: bắp cải, cà rốt, ớt… là những loại nông sản mang tính thời vụ. Còn miền Nam chủ yếu xuất các loại trái cây, hàng đi quanh năm. Vì vậy, nếu tháng 11/2021 có khoảng 1.400 container lạnh đi từ Tp. Hồ Chí Minh sang Trung Quốc nhưng sang tháng 12 đã có 4.100 container. Điều này cho thấy, có sự dịch chuyển lớn về xuất khẩu nông sản bằng đường biển thời gian qua. Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, không phải nông sản nào cũng phải sử dụng container lạnh. Khi vận chuyển container lạnh bằng đường biển, container đòi hỏi phải có ổ cắm điện để duy trì độ lạnh. Hơn nữa, mỗi con tàu container chỉ có tối đa 20% số chỗ trên tàu có ổ cắm dành cho container lạnh. Vì vậy, nếu nhu cầu vận chuyển nông sản cao đột xuất thì ngay cả khi có tàu, chưa chắc chủ tàu có thể nhận vận chuyển. Đặc biệt, Việt Nam là cường quốc nông sản với khối lượng nông sản gồm cả thủy sản xuất khẩu lớn nên có nhu cầu cao về vỏ container lạnh để đóng hàng. Thế nhưng, lượng hàng nhập khẩu hàng trong container lạnh lại khá ít, chủ yếu là một số hoa quả, thịt, nguyên liệu thủy sản dẫn tới sự mất cân đối về vỏ container lạnh. Ngoài ra, nếu muốn đưa container lạnh về phục vụ chủ hàng Việt Nam, hãng tàu phải chuyên chở container lạnh rỗng từ nước ngoài về, phát sinh thêm phí mất cân bằng container (CIC). Chỉ ra những bất cập, ông Trần Thanh Hải cho hay, với cách làm việc không kế hoạch cụ thể và thất thường nên khi đường bộ ùn tắc, doanh nghiệp lại đổ dồn sang đường biển. Đó là chưa kế tới số lượng container và số chỗ chứa trên tàu vốn đã rất căng thẳng do tác động của COVID-19 từ cuối năm 2020 đến nay. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chuối hiện là mặt hàng có sản lượng và xuất khẩu nhiều chỉ sau thanh long nhưng không nghe thấy tiếng kêu về hỗ trợ tiêu thụ chuối. Đó chính là vì chuối hiện nay được xuất khẩu đi khá nhiều thị trường, không chỉ riêng Trung Quốc và đa số đều đi bằng đường biển. Một tin vui là trước những bức xúc của các doanh nghiệp nông sản, các hãng tàu Việt Nam cũng bắt đầu vào cuộc. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam dự tính tới đây sẽ đưa 2 tàu 600 TEU về chạy tuyến Hải Phòng - Khâm Châu, 2 chuyến/tuần, mỗi tàu có 90 ổ cắm container lạnh.
Bên cạnh đó, Hải An cũng đang ráo riết xúc tiến các thủ tục để có thể mở tuyến Hải Phòng - Nam Sa ngay trong tháng 2 tới, dự kiến 1 chuyến/tuần, sử dụng gam tàu 1.500 TEU với 150 ổ cắm. Sau đó hãng này sẽ mở tiếp tuyến Vũng Áng - Khâm Châu với tần suất 2 chuyến/tuần, sử dụng tàu 800 TEU với 150 ổ cắm.
Theo ông Trần Thanh Hải, đây không phải chỉ là thay đổi phương thức vận tải mà trước hết phải là thay đổi tư duy, thay đổi thói quen cố hữu ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều nhà vườn, chủ vựa, thương lái và doanh nghiệp.
Không phải các doanh nghiệp, thương lái không biết những rủi ro của xuất khẩu tiểu ngạch nhưng họ ngại thay đổi và quen với việc bán hàng trong vòng một tuần là được thu tiền ngay. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng không biết nếu thay đổi thì phải làm gì, bắt đầu từ đâu... hoặc cũng có thể thiếu động lực, áp lực để buộc phải thay đổi. Vậy, liệu có bao nhiêu doanh nghiệp, thương lái, chủ vựa, nhà vườn sau đợt này sẽ nghĩ đến việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp có thể tìm kiếm những khách hàng mới nằm sâu trong lục địa thay vì khu vực biên giới. Cùng với đó, sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp nghĩ đến việc thuê một doanh nghiệp logistics để tư vấn, thực hiện giúp các dịch vụ thuê tàu, thông quan, mua bảo hiểm... cho những chuyến hàng trong tương lai. “Sẽ rất khó, nếu vẫn giữ nếp nghĩ cũ. Nhưng nếu doanh nghiệp đã có quyết tâm thay đổi, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, hiệp hội, thì câu trả lời đã ở trong tầm tay”, ông Trần Thanh Hải khẳng định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với xuất khẩu chính ngạch?
16:30' - 30/12/2021
Những ngày qua, việc ùn tắc container tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc lại làm rộ lên nhiều ý kiến; trong đó các thuật ngữ "chính ngạch", "tiểu ngạch" lại được nhắc đến khá nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần chuyển nhanh sang xuất khẩu chính ngạch
22:40' - 23/12/2021
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nên chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, đẩy mạnh bán hàng qua thương mại điện tử cũng như xuất khẩu sang các cửa khẩu của các địa phương khác ngoài Lạng Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17'
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.