Nước Mỹ "đau đầu" với giá cả thực phẩm tăng vọt
Đây là cảnh báo được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra ngày 11/4 trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu thế giới đang "đau đầu" với tình trạng lạm phát tăng cao.
Trong báo cáo, USDA cho biết giá thực phẩm đi lên là do sự gia tăng chi phí của nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như gà, trứng và sữa, thay vì chỉ một hoặc một vài loại. Theo cơ quan này, mặc dù Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gần đây đã quyết định tăng lãi suất cơ bản sẽ giúp giảm áp lực giá cả, căng thẳng Nga-Ukraine lại trở thành yếu tố chính thúc đẩy giá cả tăng cao.
USDA dự đoán giá lúa mì ở nông trại sẽ tăng 20%-23% trong năm nay và giá bột mì bán buôn sẽ tăng từ 12%-15%. Cũng theo báo cáo, giá thực phẩm tại nhà hàng Mỹ dự kiến thậm chí sẽ tăng cao hơn giá tại các cửa hàng tạp hóa từ 5,5% đến 6,5%, qua đó đưa giá thực phẩm tổng thể dự kiến tăng khoảng 4,5% đến 5,5%.
Một yếu tố khác gây áp lực lên thị trường thực phẩm là đợt bùng phát dịch cúm gia cầm gần đây, khiến hơn 22 triệu con gà và gà tây tại ít nhất 24 bang bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Báo cáo cũng cho biết giá gần như tất cả các loại thực phẩm, chẳng hạn như trái cây tươi và đã qua chế biến, đồ ngọt, ngũ cốc và các sản phẩm bánh mì, dự kiến sẽ tăng từ 1% đến 2%, so với mức 1,5% đến 2,5% của năm 2021.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chứng kiến giá cả tăng vọt với tốc độ kỷ lục khi đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,9% trong 12 tháng tính đến tháng 2 - tốc độ nhanh nhất trong 4 thập niên.
Phát biểu trước báo giới ngày 11/4, Thư ký Nhà Trắng Jen Psaki cảnh báo tỷ lệ lạm phát trong tháng 3 có thể tăng đột biến trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt do căng thẳng Nga-Ukraine. Bà nhận định sẽ có "sự khác biệt lớn" giữa lạm phát toàn phần và CPI "lõi"(không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng). Các nhà kinh tế còn dự báo tỷ lệ lạm phát hàng năm có thể lên tới gần 8,5%, mức cao nhất kể từ cuối năm 1981.Lạm phát cao vẫn là rủi ro chính đối với nền kinh tế Mỹ, làm xói mòn năng lực chi tiêu và niềm tin của người tiêu dùng và khiến Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế có nhận định khác nhau về nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát leo thang, khi một số người cho rằng nguyên nhân là do giá hàng hóa, thực phẩm và khí đốt, trong khi số khác lại xác định nguyên nhân là do xung đột Nga-Ukraine.
Ông Philip Marey, chiến lược gia cấp cao tại công ty dịch vụ tài chính Rabobank cho biết: "Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ tạo ra một 'cú hích' nữa đối với lạm phát trong thời gian tới, nhưng vòng xoáy giá cả tiền lương sẽ là mối đe dọa lâu dài hơn đối với sự ổn định giá cả"./.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- lạm phát tại mỹ
- giá thực phẩm tại mỹ
- thực phẩm
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng hóa và thực phẩm
07:27' - 12/04/2022
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tác động mạnh đến chuỗi cung ứng ở Đức, khiến giá cả tăng vọt, thậm chí một số mặt hàng thực phẩm và đồ uống còn thiếu hụt.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập: Lạm phát tăng mạnh do giá thực phẩm "leo thang"
08:02' - 11/04/2022
Số liệu thống kê chính thức của Ai Cập công bố ngày 10/4 cho thấy lạm phát hàng năm ở nước này trong tháng 3/2022 ở mức 12,1%, trong bối cảnh dự trữ ngoại hối giảm tới 4 tỷ USD trong cùng tháng.
-
Hàng hoá
Belarus quản lý giá một số mặt hàng phi thực phẩm
07:38' - 09/04/2022
Thủ tướng Belarus, ông Roman Golovchenko, đã ký văn bản quy định về sự quản lý nhà nước đối với giá một số mặt hàng phi thực phẩm.
-
Đời sống
Thành phố Thượng Hải “chạy đua” để đảm bảo nguồn cung thực phẩm
19:03' - 03/04/2022
Giới chức Thượng Hải và các nhà cung cấp đang chạy đua để đảm bảo nguồn cung hàng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đang tăng cao của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.