Nước Mỹ trước cơ hội phục hồi kinh tế và chấm dứt dịch bệnh COVID-19
Trong bối cảnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đang được triển khai và gói cứu trợ 1.900 tỷ USD vừa được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành thành luật, đây có lẽ là lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng y tế này bắt đầu tại Mỹ một năm trước mà khả năng chấm dứt dịch bệnh và một biện pháp ứng phó với nó về mặt kinh tế lại diễn ra “gối đầu” nhau như thế.
Điều này đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay và dự đoán nền kinh tế sẽ phục hồi theo hình chữ V, điều được cho là bất khả thi vào năm ngoái khi cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Khoản tiền 1.900 tỷ USD của gói cứu trợ nói trên sẽ không được giải ngân toàn bộ trong năm nay, và nhiều chuyên gia cho rằng một vài nội dung trong chương trình, như trợ cấp thất nghiệp, sẽ được giải ngân ít hơn nếu gói kích thích này thành công và người lao động đã quay trở lại làm việc.
Ông Steven Blitz, chuyên gia kinh tế của công ty TS Lombard, dự đoán chỉ khoảng 1.100 tỷ USD sẽ được giải ngân trong năm 2021.
Nhưng kể cả vậy thì gói cứu trợ này cũng có thể sẽ hoàn thành “cây cầu” kinh tế mà giới chức Mỹ đang xây bị gián đoạn kể từ khi dịch bệnh càn quét nước Mỹ hồi năm ngoái.
Nếu tiến trình tiêm vaccine phòng COVID-19 được tiến triển với tốc độ như hiện nay, đến ngày Lễ tưởng niệm (Memorial Day) vào cuối tháng Năm, phần lớn dân số ít nhất sẽ được tiêm chủng một phần.
Bên cạnh đó, số ca mắc đang tăng chậm lại, và các hộ gia đình giờ đây đã có một khoản trợ cấp thu nhập cho 5 tháng nữa, khoảng thời gian để tình hình dịch bệnh tiếp tục hạ nhiệt và các doanh nghiệp khôi phục lại số việc làm đã cắt giảm.
Thế nhưng còn nhiều người vẫn cần sự trợ giúp. Tuần trước, có thêm 712.000 người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu, và hơn 20 triệu người tiếp tục hưởng trợ cấp vào cuối tháng Hai.
Các con số này có thể sẽ không giảm xuống nhanh chóng cho đến khi tình hình dịch bệnh diễn biến khả quan đủ để các khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất của nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch và nhà hàng, khách sạn, có thể tái mở cửa hoàn toàn.
Còn giờ đây, nền kinh tế dường như đang chạy đà. Trong 14 ngày qua, có tám ngày Cơ quan Quản lý An ninh Giao thông (TSA) đã cho phép hơn 1 triệu người/ngày được lên máy bay.
Đây là lần đầu tiên ghi nhận chuỗi ngày như vậy trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh, không tính các tuần lễ Giáng Sinh và Năm mới.
Số người đi ăn tại các nhà hàng cũng bắt đầu gia tăng, theo số liệu từ trang đặt bàn OpenTable.
Dù nhìn chung vẫn còn thấp, nhưng ở các bang như Texas và Florida, số lượng khách hàng tại các nhà hàng đã mở cửa trở lại đạt hơn 80% so với cùng thời gian này năm ngoái trước khi dịch bệnh bùng phát.
Đây là dấu hiệu cho thấy người dân đã sẵn sàng quay trở lại với những hoạt động có tương tác.
Theo công ty quản lý thời gain UKG, trong tuần đầu tiên của tháng Ba, hoạt động làm việc theo ca ở một loạt các ngành đã tăng lên mức gần 90% so với thời kỳ trước đại dịch, mức cao nhất kể từ mùa Xuân năm ngoái.
Số liệu về các doanh nghiệp nhỏ từ công ty quản lý thời gian Homebase cũng cho thấy sự gia tăng trong hoạt động tuyển dụng trong năm nay.
Ngoài ra, các trường học mở cửa trở lại cũng đồng nghĩa với việc nhiều vị trí việc làm bị cắt giảm trong năm ngoái như lái xe buýt, nhân viên căng-tin, sẽ được phục hồi, và các bậc phụ huynh cũng có thể sớm được quay trở lại công việc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Joe Biden chỉ đạo tăng tốc tiêm chủng tại Mỹ
09:21' - 12/03/2021
Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu vào khung giờ vàng đầu tiên từ Nhà Trắng để đánh dấu 1 năm kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD
07:21' - 12/03/2021
Ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, đánh dấu một thành tựu lập pháp quan trọng đối với "ông chủ" thứ 46 của Nhà Trắng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05' - 27/11/2024
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56' - 27/11/2024
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30' - 27/11/2024
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29' - 27/11/2024
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.