Ô nhiễm không khí khiến các thành phố châu Âu thiệt hại hơn 190 tỷ USD mỗi năm
Theo nghiên cứu công bố ngày 21/10, cư dân thành thị ở châu Âu phải chịu thiệt hại hơn 160 tỷ euro (khoảng 190 tỷ USD) mỗi năm do tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe trong ngắn hạn và dài hạn.
Nghiên cứu do liên minh CE Delft, gồm một nhóm các cơ quan giám sát môi trường và xã hội có trụ sở ở Hà Lan, đã đưa ra một phân tích sâu rộng về chất lượng không khí, dữ liệu sức khỏe và giao thông tại hơn 400 thành phố châu Âu.
Theo đó, ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2018 đã gây thiệt hại trung bình 1.250 euro cho một người dân thành thị, chiếm khoảng 4% thu nhập hằng năm của họ.
Tổng thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra với 130 triệu công dân ở các thành phố là khoảng 166 tỷ euro mỗi năm.
Nghiên cứu cũng cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ xuất hiện các điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.
Nhóm nghiên cứu khẳng định những kết quả trên càng chỉ ra mọi nỗ lực nhằm cải thiện phúc lợi của cư dân các thành phố châu Âu nên ưu tiên vào mục tiêu giảm ô nhiễm không khí. Năm 2018 là năm gần nhất có dữ liệu được thu thập đầy đủ để phục vụ nghiên cứu.
Để định lượng "chi phí xã hội" do khí thải gây ra cho người dân, nghiên cứu này đã phân tích hơn một chục yếu tố sức khỏe liên quan đến không khí ô nhiễm ở các thành phố.
Theo nghiên cứu này, thủ đô London của Anh có chi phí xã hội cao nhất do ô nhiễm khi người dân mất đến 11,38 tỷ euro phúc lợi.
Trong khi đó, thủ đô Bucharest của Romania và Berlin của Đức đứng thứ 2 và thứ 3 với mức chi phí xã hội lần lượt là 6,35 tỷ euro và 5,24 tỷ euro.
Hầu hết các chi phí liên quan đến nguy cơ người dân thành thị tử vong sớm cao hơn do ô nhiễm không khí.
Theo các tác giả nghiên cứu, ô nhiễm không khí ở các thành phố có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, sưởi ấm trong gia đình và sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, các phân tích cũng chỉ ra việc gia tăng sử dụng ô tô có liên hệ rõ ràng với tình trạng gia tăng chi phí xã hội.
Cụ thể, việc giảm thiểu đi lại và sở hữu ô tô có tác động tích cực đến chất lượng không khí, từ đó cũng giảm chi phí xã hội.
Hồi tháng 7, dữ liệu hằng năm về Chỉ số Chất lượng không khí cuộc sống (AQLI) do Viện Chính sách năng lượng tại Đại học Chicago công bố cho thấy ô nhiễm không khí làm giảm gần 2 năm tuổi thọ của mỗi người trên Trái Đất.
Có đến gần 25% dân số toàn cầu sống ở 4 quốc gia Nam Á trong nhóm nước có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, gồm Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan. AQLI cho rằng tuổi thọ trung bình của những người dân nước này sẽ giảm 5 năm do họ phải sống trong không khí ô nhiễm cao hơn 44% so với 20 năm trước./.
- Từ khóa :
- Ô nhiễm không khí
- các thành phố châu Âu
- châu Âu
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu hàng Italy bị chìm có thể gây ô nhiễm môi trường cho Pháp
13:51' - 14/03/2019
Giới chức Pháp ngày 13/3 cho biết nước này đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường sau khi một tàu hàng của Italy chở 45 công-te-nơ chứa "chất độc hại" đã bị chìm trên Đại Tây Dương.
-
Đời sống
Trung Quốc: Số vụ khởi tố về gây ô nhiễm môi trường tăng 40%
13:54' - 23/11/2018
Thống kê của giới chức Trung Quốc cho hay trong 10 tháng đầu năm 2018, nước này đã khởi tố 3.500 cá nhân liên quan đến các vụ gây ô nhiễm môi trường, tăng gần 40% so với năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/7
15:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 2 tháng 7 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạm dừng tuyển lao động làm việc tại Hàn Quốc với 8 huyện thuộc 4 tỉnh
14:23'
Sẽ tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đối với 8 huyện thuộc 4 tỉnh phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc nới lỏng quy định nhập cảnh đối với công dân Mỹ
14:20'
Thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19, ngày 1/7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ thông báo công dân Mỹ sẽ được nhập cảnh Trung Quốc nếu quá cảnh qua nước thứ 3.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản nới lỏng cảnh báo đi lại đối với 34 nước
09:28'
Chính phủ Nhật Bản ngày 1/7 đã nới lỏng cảnh báo đi lại đối với 34 nước liên quan đến đại dịch COVID-19, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ...
-
Kinh tế & Xã hội
Lần đầu tiên cây Lùng được cấp chứng chỉ FSC
23:07' - 01/07/2022
Lợi ích của chứng chỉ FSC là giúp cho việc kiểm soát tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường tốt hơn; thể hiện rõ sự quan tâm tới đời sống xã hội và kinh tế của con người
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến khích công dân làm hộ chiếu trực tuyến
21:20' - 01/07/2022
Bộ Công an khuyến khích công dân chủ động làm tờ khai đề nghị cấp Hộ chiếu qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an: https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin mới nhất về vụ bắt giữ 2 công dân Việt Nam tại Tây Ban Nha
21:05' - 01/07/2022
Hiện 2 công dân đã được tại ngoại và trong quá trình chờ cơ quan chức năng Tây Ban Nha xử lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 1/7, thêm 5.959 ca mắc COVID-19 khỏi bệnh
18:06' - 01/07/2022
Theo bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại VIệt Nam, ngày 1/7 cả nước có 5.959 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga bãi bỏ tất cả các hạn chế phòng dịch COVID-19
17:06' - 01/07/2022
Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.