Omicron tàng hình BA.2 có gây bệnh nặng hơn chủng Omicron gốc?
Tại Việt Nam, chủng tàng hình lần đầu được ghi nhận tại TPHCM và đang chiếm ưu thế so với chủng Omicron gốc BA.1, số ca nhiễm tăng cao nhanh chóng. Trong làn sóng dịch năm 2021, chủng Delta chiếm ưu thế ở Việt Nam.
Omicron "tàng hình" là gì?
Omicron tàng hình là biến thể phụ của biến chủng Omicron gốc có tên gọi BA.2. Biến thể phụ này được phát hiện trong số các mẫu gene của virus corona SARS-CoV-2 thu thập tại Nam Phi, Australia và Canada hồi tháng 12/2021.
Omicron tàng hình BA.2 có nhiều đột biến tương đồng với biến thể Omicron tiêu chuẩn. Nó được gọi là biến chủng Omicron tàng hình bởi nó thiếu một thay đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm rRT-PCR có những chỉ dấu ban đầu.
Omicron "tàng hình" lây nhiễm nhanh như thế nào?
Omicron tàng hình BA.2 có khả năng lây lan cao hơn khoảng 30% so với biến thể Omicron gốc và có khả năng lây lan nhanh gấp 1,5 lần BA.1. Biến thể này đang có dấu hiệu áp đảo phiên bản gốc của Omicron ở nhiều nước trên thế giới.
Dữ liệu GISAID và Đại học Oxford do nhà virus học Trevor Bedford (Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson, Mỹ) chia sẻ cho thấy, biến chủng Omicron tàng hình được phát hiện ở tất cả bang của Mỹ, tỷ lệ chiếm khoảng 8-10%; chiếm 82% ca nhiễm ở Đan Mạch và 9% tại Anh.
Tỷ lệ xuất hiện BA.2 trong số các nhiễm Omicron tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là 44,7%, trong khi ở châu Mỹ báo cáo khoảng 1%.
Tại Việt Nam, thông tin từ Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, qua sàng lọc ngẫu nhiên, TP.HCM phát hiện 64% mẫu dương tính với biến chủng tàng hình BA.2. Tại Hà Nội, Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.
Omicron tàng hình có gây bệnh nặng hơn không chủng Omicron gốc?
"Omicron tàng hình," cách gọi khác của dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, không chỉ lây lan nhanh hơn mà còn có thể gây bệnh nặng hơn so với biến thể gốc BA.1, thậm chí có thể "né tránh" được các liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.
Đây là kết quả nghiên cứu sơ bộ trên động vật của các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo ở Nhật Bản được công bố mới đây.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng "Omicron tàng hình" gây bệnh nặng hơn ở những con chuột hamster bị nhiễm virus.
Theo các nhà nghiên cứu, "Omicron tàng hình" có các đặc tính tương tự như biến thể Delta xét về cách tác động đến phổi của con người, khiến "Omicron tàng hình" trở nên nguy hiểm hơn biến thể gốc.
Các nhà khoa học đang rất quan ngại về khả năng sản sinh hợp bào (khối tế bào gây hại cho phổi) của "Omicron tàng hình."
Omicron bản gốc sinh ra ít hợp bào hơn so với biến thể Delta cũng như các biến thể khác, do đó được cho là ít nguy hiểm hơn.
Sau khi quan sát tác động của cả 2 phiên bản BA.1 và BA.2 của Omicron đối với phổi của các con chuột hamster, các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột nhiễm "Omicron tàng hình" (BA.2) bị bệnh nặng hơn đáng kể.
Giống như Omicron, dòng phụ của biến thể này cũng có khả năng "né" những kháng thể mà cơ thể vật chủ có được nhờ tiêm vaccine hoặc đã mắc bệnh trước đó.
Ngoài ra, "Omicron tàng hình" còn có thể tránh được các liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng vốn được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus.
Tuy nhiên, những người đã nhiễm biến thể Omicron có thể không nhiễm "Omicron tàng hình" nữa vì dòng phụ này không thể phá vỡ những kháng thể có được sau khi nhiễm biến thể gốc của nó.
Mặc dù vậy, Tiến sỹ Chris Thompson, một nhà vi trùng học tại Đại học Loyola Maryland (Mỹ), cho rằng những kháng thể mà cơ thể vật chủ có được từ việc nhiễm biến thể Omicron có thể yếu hơn so với kháng thể từ việc nhiễm các biến thể khác, xuất phát từ việc Omicron được cho là ít gây bệnh nghiêm trọng hơn.
Ông cho rằng khó có thể đưa ra dự báo về biến thể Omicron vì một số dữ liệu ban đầu cho thấy khả năng bảo vệ của kháng thể có được sau khi nhiễm biến thể này không cao và không kéo dài.
Ông cũng không chắc chắn rằng liệu "Omicron tàng hình" có thể phá vỡ những kháng thể mà vật chủ có được sau khi nhiễm biến thể Omicron hay không, nhưng ông cho rằng không nên mạo hiểm bằng cách không tiêm vaccine.
Theo dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca nhiễm "Omicron tàng hình" chiếm khoảng 5% số ca mắc COVID-19 tại Mỹ.
Trong khi số ca nhiễm "Omicron tàng hình" ở Mỹ vẫn còn ở mức thấp, tại một số nước như Đan Mạch và Anh, dòng phụ của biến thể Omicron này đã trở thành dòng lây lan chủ đạo nhưng lại không tăng mạnh số ca nhập viện hoặc tử vong.
Làm sao để nhận biết mắc Omicron "tàng hình" ?
Các báo cáo gần đây cho thấy BA.2 có thể biểu hiện các triệu chứng khác với các biến thể ban đầu. Và các quan chức y tế đã phát hiện thêm 2 triệu chứng mới, theo báo cáo của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ. Đó là chóng mặt và mệt mỏi, ngoài các triệu chứng thường gặp của Omicron ban đầu như ho, hắt hơi và đau họng.
Cũng cần lưu ý rằng, đau đầu, đau hoặc ngứa cổ họng, hắt hơi, chảy nước mũi và đau cơ thể là những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19.
Nghiên cứu cho thấy biến thể Omicron rất dễ gây tái nhiễm, khiến mọi người có nguy cơ tái nhiễm và gặp nhiều triệu chứng hơn.
Các nhà khoa học có một số bằng chứng cho thấy biến thể phụ BA.2 có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với biến thể Omicron gốc, theo Deseret News.
Nghiên cứu ở Nhật Bản gần đây cho thấy BA.2 có một số tính năng khiến nó có khả năng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Tiến sĩ Daniel Rhoads, trưởng bộ phận vi sinh tại Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết có thể biến thể phụ BA.2 nguy hiểm hơn Omicron gốc và có thể lây truyền nhanh hơn và gây ra bệnh nặng hơn, theo Deseret News.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 đối với biến thể Omicron
15:18' - 10/03/2022
Vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa nguy cơ phải nhập viện đối với người mắc COVID-19 nhiễm các biến thể Alpha, Delta và Omicron.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủng Omicron lây lan nhanh Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có đặc tính gì?
14:50' - 10/03/2022
Biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh hơn so với biến thể Delta và đây là biến thể được xác định có khả năng dễ lây nhiễm hơn so với các biến thể hiện có của virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron
21:15' - 08/03/2022
Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó với biến chủng Omicron để ổn định sản xuất
15:43' - 08/03/2022
Hienj nay, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất thành phố HCM đã triển khai nhanh các biện pháp tăng cường nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong doanh nghiệp, công ty.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hé lộ những màn trình diễn biến hóa ngoạn mục từ Imagine Dragons và dàn sao Việt
18:43'
Trước thềm siêu nhạc hội 8WONDER Winter 2024, những đồn đoán về màn "cởi áo" kinh điển của Dan Reynolds hay khoảnh khắc độc tấu đàn bầu đỉnh nóc của SOOBIN...khiến fan đứng ngồi không yên.
-
Đời sống
Cảnh báo đỏ về lạm dụng kháng sinh toàn cầu
08:35'
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 25/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
THACO Chu Lai trao tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách ở Quảng Nam
10:35' - 24/11/2024
THACO Chu Lai đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Nam, Ban CHQS các huyện, thành phố xây tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/11
05:00' - 24/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 24/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Những điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
15:10' - 23/11/2024
Một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư là tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi.
-
Đời sống
Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm ở trẻ em
14:21' - 23/11/2024
Các ca bệnh cúm gia cầm ở người, với nguồn lây nhiễm không rõ ràng, được dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện.
-
Đời sống
Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
07:48' - 23/11/2024
Một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/11
05:00' - 23/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 23/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.