OPEC đang "bất lực" trong việc kiểm soát giá dầu?
Bất đồng sâu sắc
Kết quả hội nghị vừa qua báo hiệu giá dầu thô thế giới có thể chịu sức ép giảm giá mới, sau khi đã tăng kể từ tháng 2/2016 đến nay. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Arabia Saudi và Iran vẫn căng thẳng, gần 20 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã không thể tìm thấy đủ "nền tảng" chung để giữ nguyên hạn mức khai thác dầu sau nhiều cuộc đàm phán.
Bộ Dầu mỏ Qatar cho biết các nước này cần có thêm thời gian để phác thảo kế hoạch hay tạo lập một thoả thuận nhằm kiềm chế sản lượng dầu.
Tehran phản đối mạnh mẽ ý tưởng bình ổn sản lượng bởi nước này đang nỗ lực giành lại thị phần đã bị mất sau khi được phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Các nhà phân tích cũng nhìn nhận trước cuộc họp này là một thoả thuận bình ổn sản lượng nếu đạt được cũng chỉ có tác dụng không thật lớn để có thể thay đổi tình trạng dư thừa dầu trên thế giới. Dù vậy, dư luận vẫn hy vọng vào việc đạt được một thoả thuận nào đó để có thể giúp hỗ trợ giá dầu và kiểm soát các dự đoán thị trường cho đến cuộc họp của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào tháng Sáu tới.
Nhìn chung, đa số quốc gia thành viên OPEC đều lo ngại khi giá dầu giảm do nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách chính phủ. Các nước đã từng “bội thu” nhờ xuất khẩu dầu mỏ giờ phải điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh tế khắc nghiệt hơn. Ví dụ, Venezuela và Nigeria đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng và phải chờ đợi đến giai đoạn đa dạng hoá kinh tế "hậu dầu mỏ”.
OPEC mất điểmTrong lịch sử giá dầu mỏ trên thế giới, yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới việc xác định giá dầu luôn thay đổi trong từng giai đoạn khác nhau. Thứ nhất, trước năm 1930 là giai đoạn thị trường tự do. Thứ hai, giai đoạn từ 1930 đến 1972 do Mỹ quyết định thông qua tổ chức có tên gọi Texas Railroad Commission (Uỷ ban Đường sắt Texas -TRC- cơ quan quản lý ngành dầu khí). Thứ ba, giai đoạn từ 1973 đến nay do OPEC quyết định.
OPEC được thành lập năm 1960, ban đầu có năm thành viên sáng lập là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Trong những phiên họp đầu tiên, OPEC đã phân công hai thành viên chuyên nghiên cứu phương pháp kiểm soát giá dầu của TRC bằng việc điều tiết sản lượng khai thác. Vào cuối năm 1971, có thêm sáu thành viên tham gia OPEC gồm Qatar, Indonesia, Libya, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Algeria và Nigeria.
OPEC đã cung cấp khoảng 40% sản lượng cho thị trường thế giới và sở hữu khoảng 70% trữ lượng dầu toàn cầu. Trong thời gian qua, thị phần của các nước OPEC đang có dấu hiệu giảm khiến các thành viên lo lắng về khả năng mất vai trò chủ đạo của họ đối với thị trường.
Saudi Arabia chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu của OPEC nên có ảnh hưởng lớn tới thị trường dầu mỏ thế giới. Chủ trương của Saudi Arabia là không chấp nhận mất thị trường, tạm thời chấp nhận giá dầu thấp để các nhà sản xuất dầu có chi phí cao phải đóng cửa và giá dầu sẽ tăng trở lại. Trong khi đó một số thành viên khác của OPEC lại muốn cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu.
Sự chú ý hiện nay đang đổ dồn vào cuộc họp của OPEC vào tháng Sáu tới, nơi tổ chức này sẽ phải hành động nếu giá dầu thô bắt đầu giai đoạn đi xuống mới. Trong bối cảnh mà vai trò của OPEC đối với thị trường dầu mỏ đang là một dấu hỏi thì hội nghị sắp tới nếu thất bại có thể dẫn tới giá dầu thô trượt dốc hơn nữa trên các thị trường toàn cầu.
Venezuela và Ecuador, hai quốc gia thành viên của OPEC, đã nỗ lực thúc đẩy cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu từ năm ngoái trong bối cảnh việc giá dầu lao dốc ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu khí của hai quốc gia này.
Neil Atkinson, một quan chức cấp cao của IEA, cho rằng giá dầu khó có thể duy trì trên ngưỡng 40 USD/thùng. Trong khi đó, tập đoàn dịch vụ tài chính Morgan Stanley nhận định giá dầu sẽ duy trì ở mức thấp, trung bình là 30 USD/thùng cho tới đầu năm 2017. Còn Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol mới đây cho rằng giá dầu dự kiến có thể hồi phục vào cuối năm 2016 hoặc muộn nhất là trong năm 2017, và thị trường dầu thế giới sẽ tái cân bằng nhờ nhu cầu gia tăng của các nền kinh tế mới nổi.
- Từ khóa :
- Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ
- OPEC
- giá dầu
- dầu mỏ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC có thể duy trì sản lượng tương đương với mức đầu năm 2016
12:35' - 15/04/2016
Bộ trưởng Năng lượng Algeria Khebri Salah nhận định giá dầu thô có thể ổn định nếu các nước sản xuất dầu mỏ cam kết duy trì sản lượng dầu thô ngang bằng mức dầu khai thác trong tháng 1/2016.
-
Hàng hoá
OPEC cảnh báo tình trạng cung vượt cầu trên thị trường dầu mỏ
16:01' - 14/04/2016
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 13/4 cảnh báo tình trạng thừa cung vẫn tiếp diễn trên thị trường dầu mỏ thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước OPEC đang xích lại gần nhau trong "cuộc chiến" với giá dầu thấp
06:05' - 17/02/2016
Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachiwku khẳng định các thành viên OPEC giờ đã xích lại gần nhau hơn trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng giá dầu.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC dự báo giá dầu mỏ thế giới sẽ tái cân bằng trong năm 2016
07:30' - 19/01/2016
Sau khi giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, chọc thủng đáy 28 USD/thùng, ngày 18/1, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo "một quá trình tái cân bằng" sẽ bắt đầu trong năm 2016 này .
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.