OPEC sẽ tăng sản lượng để bù đắp nguồn cung dầu từ Nga?
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 11/4 nêu rõ các biện pháp trừng phạt Nga hiện nay và trong tương lai sẽ gây gián đoạn nguồn cung dầu mỏ nghiêm trọng, và OPEC sẽ không bù đắp được lượng dầu thiếu hụt này.
Tuyên bố trên được đưa ra tại cuộc họp giữa các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và đại diện OPEC tại Vienna (Áo), trong bối cảnh nhiều nước kêu gọi OPEC tăng nguồn cung dầu mỏ còn EU cân nhắc khả năng áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo nêu rõ thị trường có thể mất đi hơn 7 triệu thùng dầu và các nhiên liệu lỏng khác từ Nga mỗi ngày do các biện pháp trừng phạt hiện nay và trong tương lai. Theo ông Barkindo, căn cứ dự báo nhu cầu dầu mỏ hiện tại, gần như không có nguồn nào có thể thay thế lượng dầu mỏ thiếu hụt này.Ông Barkindo khẳng định thị trường biến động mạnh hiện nay là do những yếu tố nằm ngoài kiểm soát của OPEC, qua đó đánh tín hiệu rằng nhóm này sẽ không bơm thêm dầu cho thị trường.
Một quan chức châu Âu cho biết tại cuộc họp, EU một lần nữa kêu gọi các nước sản xuất dầu mỏ cân nhắc tăng nguồn cung nhằm giúp hạ nhiệt giá dầu đang tăng vọt.Các đại diện EU cho rằng OPEC có khả năng sản xuất thêm dầu và có trách nhiệm đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ.
Đây là cuộc họp mới nhất trong khuôn khổ đối thoại EU-OPEC được khởi động từ năm 2005. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm sau khi Mỹ và châu Âu áp đặt trừng phạt Nga liên quan xung đột tại Ukraine. Đến nay, EU vẫn chưa đưa lĩnh vực dầu mỏ của Nga vào diện trừng phạt. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao EU cho rằng khả năng lĩnh vực này sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo, sau khi khối này tuần trước nhất trí cấm nhập khẩu than đá của Nga.Tại cuộc họp ngoại trưởng các nước EU ở Luxembourg ngày 11/4, ngoại trưởng các nước Ireland, Litva và Hà Lan cho biết, Ủy ban châu Âu đang soạn thảo các đề xuất cấm vận dầu mỏ của Nga.
Trong khi đó, Australia, Canada và Mỹ - những nước phụ thuộc vào nguồn cung của Nga ít hơn châu Âu - đã cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.Hiện các nước thành viên EU đang chia rẽ về việc này vì các nước này phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung dầu mỏ của Nga và việc cấm nhập khẩu có thể đẩy giá năng lượng trong khu vực tăng cao hơn nữa./.
Tin liên quan
-
Thị trường
EU và OPEC nhận định khác nhau về việc tăng sản lượng dầu
08:20' - 12/04/2022
OPEC ngày 11/4 đã thông báo với Liên minh châu Âu (EU) rằng các lệnh trừng phạt hiện nay và sắp tới nhằm vào Nga có thể dẫn tới một trong những cú sốc về lượng dầu cung cấp lớn nhất trong lịch sử.
-
Hàng hoá
Iraq đánh giá về cam kết sản lượng của OPEC+
09:38' - 09/04/2022
Đánh giá của Bộ Dầu mỏ Iraq về vấn đề dư thừa nguồn cung có vẻ là nhằm xoa dịu lo ngại của thế giới về khả năng gián đoạn nguồn cung năng lượng do tác động từ xung đột tại Ukraine.
-
Thị trường
OPEC+ nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu thô
19:49' - 31/03/2022
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) quyết định tăng nhẹ sản lượng dầu thô, bất chấp sức ép của phương Tây trong bối cảnh xung đột Nga- Ukraine đang làm rối loạn thị trường dầu mỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08' - 08/04/2025
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35' - 08/04/2025
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23' - 08/04/2025
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53' - 08/04/2025
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43' - 08/04/2025
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45' - 08/04/2025
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32' - 08/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23' - 08/04/2025
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.